Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Vật tư

Thị trường phân bón- Thiếu hay đủ?

Cả nước cần nhập khẩu thêm 400.000 tấn urê mới đảm bảo cho vụ đông - xuân. Vấn đề được mọi người quan tâm ở đây là làm thế nào để có thể nhập khẩu đủ số lượng theo kế hoạch?

Trong khi một số Bộ và Hiệp hội Phân bón Việt Nam dự báo khả năng thiếu phân urê cho vụ đông - xuân và Hè - Thu tới thì các nhà sản xuất lại tự tin khẳng định: không có chuyện thiếu urê.

"Bó tay" nhập khẩu urê?

Trong khi cả nước bắt đầu bước vào vụ đông - xuân (tháng 11, 12/2005 và tháng 1/2006) thì Hiệp hội Phân bón Việt Nam thông báo: Nguồn cung phân urê đang rất thiếu. Nhu cầu cho vụ đông - xuân của miền Bắc và miền Trung là 380.000 tấn urê, nhưng đến nay, ước tổng lượng sản xuất của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc với lượng tồn kho và nhập khẩu 2 tháng tới chỉ có khoảng 130.000 tấn, thiếu 250.000 tấn.

Miền Nam cần 480.000 tấn, nhưng lượng sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ trong 2 tháng tới, cộng với lượng tồn kho và NK chỉ có 330.000 tấn, thiếu 150.000 tấn. Tính chung, cả nước cần NK thêm 400.000 tấn urê mới đảm bảo cho vụ đông - xuân. Vấn đề được mọi người quan tâm ở đây là làm thế nào để có thể NK đủ số lượng theo kế hoạch?

Trong khi đó, các nhà kinh doanh NK phân bón cho rằng: khó có thể "trở tay" nhập đủ 400.000 tấn urê trong 3 tháng tới, bởi 10 tháng đầu năm 2005, cả nước chỉ NK được 356.000 tấn. Nếu nhanh nhất, 2 tháng tới cũng chỉ nhập được 80.000 tấn là cùng (tính đến thời điểm giữa tháng 11/2005, lượng phân urê NK cho vụ đông - xuân vẻn vẹn chỉ có 12.000.000 tấn).

Tại sao tiến độ NK urê lại ì ạch đến vậy? Nhiều DN kinh doanh NK chính ngạch lý giải: giá urê trên thế giới thay đổi như "thời tiết", hết lên lại xuống, trong vòng 1 năm (từ tháng 7/2004 đến tháng 7/2005) đã thay đổi tới 11 lần, không theo một quy luật nào cả.

Trong khi đó, một chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển về tới Việt Nam phải mất 30-40 ngày, có khi hàng chưa về tới nơi, giá đã hạ nên các nhà NK bị lỗ liên tục. Ngoài ra, các nhà NK còn phải chịu sức ép vì giá urê trong nước bao giờ cũng rẻ hơn urê NK 300- 400 đ/kg, vì có 3 ưu thế là: khi bán không có phí bảo hiểm, không có cước vận chuyển biển và đường dài; đặc biệt, được Nhà nước bù giá gần 50% phí nguyên liệu đầu vào.

Đó là chưa kể tác động từ các nguồn phân bón NK tiểu ngạch, hàng nhập lậu. Tình hình đó làm các DN không dám bỏ tiền ra để NK urê về ồ ạt như trước. Vừa qua, một số Bộ đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu chỉ đạo các nhà NK nhập đủ urê cho vụ tới. Song, ông Nguyễn Hạc Thúy - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam- khẳng định: Nhà nước không thể chỉ đạo việc này nếu không có cơ chế, giải pháp tháo gỡ NK urê, vì mặt hàng phân bón hiện đang thực hiện sâu theo cơ chế thị trường, giá cả do thị trường điều tiết, các DN kinh doanh bằng vốn tự có và tự vay, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Còn theo bà Nguyễn Thị Ngọ- Giám đốc Công ty Hoàng Lê: Nếu phía ngân hàng không có chính sách hỗ trợ cho DN kinh doanh phân bón về thời gian trả nợ thì cứ đến hạn thanh toán, rất dễ có biến động thị trường; vì đến kỳ hạn trả nợ, các DN buộc phải bán đổ bán tháo để có tiền thanh toán cho ngân hàng.

Tuy nhiên, "thị trường sẽ không thiếu urê!"- đó là khẳng định của ông Đinh Hữu Lộc, Giám đốc Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí. Hiện nay, 2 nhà máy phân đạm Phú Mỹ và Hà Bắc đã đáp ứng gần 50% nhu cầu của thị trường.

Từ năm 2003 đến 2005, các công ty phân bón: Việt Nhật, Bình Điền, Phân bón miền Nam, hoá chất Lâm Thao, Sông Gianh, Ba Con Cò… đạt mức tăng trưởng rất cao, từ 40 đến 45%. Sắp tới đây, đạm Phú Mỹ sẽ đưa vào sử dụng dây chuyền bọc hạt urê, bảo đảm cho việc cất giữ, tồn kho trong một thời gian dài. Vào năm 2009, cùng với 2 nhà máy Phú Mỹ, Hà Bắc, cả nước sẽ có thêm 2 nhà máy phân đạm Ninh Bình, với công suất 560.000 tấn urê/năm và Nhà máy phân đạm Cà Mau, công suất 760.000 tấn/năm, góp phần giải quyết ổn định thị trường phân bón trong nước; có thể thay thế hoàn toàn việc NK phân urê như hiện nay.

Dự tính đến năm 2010, sản lượng urê trên cả nước sẽ đạt trên 2 triệu tấn/năm.

Lời giải

Trước khả năng thiếu 400.000 tấn phân bón cho vụ đông - xuân, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã thành lập Ban bình ổn thị trường urê để kịp thời đề ra các giải pháp khi thị trường có biến động. Đồng thời, ngày 14/11/2005, Hiệp hội còn có Công văn 1100/CV gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tháo gỡ việc NK phân bón. Nhà nước cần chỉ đạo định giá urê của 2 Nhà máy Phú Mỹ và Hà Bắc sát với giá NK; vì Nhà máy đạm Phú Mỹ đã qua 1 năm chạy thử, ổn định với khối lượng lớn nên không cần thiết phải bù giá nguyên liệu phí đầu vào.

Chính Công ty Đạm Phú Mỹ cũng thấy bất hợp lý này và đề nghị bỏ hỗ trợ giá nguyên liệu đầu vào đối với urê Phú Mỹ; cần tạo điều kiện khuyến khích phát triển sản xuất phân bón trong nước, đẩy mạnh sản xuất phân hữu cơ vi sinh… để nhanh chóng thay thế phân bón NK.

Nguồn tin: E-Trade News


° Các tin khác
• Nhập khẩu gần 700.000 tấn urê
• Biến phế thải thành… vàng đen!
• Thức ăn chăn nuôi dành cho lợn
• Tái chế phân gà làm thức ăn cho gia súc
• Ủ chua lá sắn làm thức ăn cho gia súc
• Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trên cây rau
• Nỗi lo... phân gà
• Test Ammonia Sensor
• DACOZONE® Thiết bị sử lý nước nuôi thủy sản bắng Ozon
• Sản phẩm sinh trưởng cho cây
• Sản phẩm cho gia súc - gia cầm
• Bột chống hạn tiết kiệm nước
• Xử lý cám gạo để thay thế ngũ cốc
• Sản xuất và sử dụng gỉ mật- urê đậm đặc trong chăn nuôi bò thịt
• Các sản phẩm nấm men cho động vật nhai lại: khuẩn lạc hoặc tế bào sống
• Ngành sản xuất thức ăn hỗn hợp toàn cầu phấn đấu đạt 630 triệu tấn vào năm 2006
• Tiềm năng các nguồn thức ăn gia súc Việt nam
• Vai trò của mùi và vị trong thức ăn chăn nuôi
• Bảng thành phần hoá học của các loại nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam
• Thức ăn chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt
• Ủ thức ăn xanh
• Chủ đề: 28 loại thuốc BVTV bị cấm sử dụng tại Việt Nam
• Thuốc trừ sâu sinh học: Dùng trùng diệt sâu bệnh
• SX cá con rô phi, mè trắng làm thức ăn cho thủy đặc sản NNVN
• Kháng sinh thay thế chloramphenicol và nitrofurans dùng trong nuôi trồng thủy sản
• Sử dụng Anolyte trong sản xuất tôm giống
• Mùa mưa lũ: sử dụng hoá chất nào phòng bệnh cho cá nuôi?
• Chế biến thức ăn công nghiệp nuôi tôm, cá
• Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò
• Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb