Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Tạo giống cây trồng bằng phương pháp phóng xạ: bước "đột biến" trong canh tác

Trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến bất lợi như hiện nay, nhất là tình trạng hạn hán kéo dài, kèm theo nhiều loại sâu hại cây trồng đang đe dọa, việc tạo ra các giống cây trồng đột biến bằng phương pháp phóng xạ hạt nhân đang được coi là một trong những giải pháp thích hợp để khắc phục, giải quyết những khó khăn trên.

Lợi thế của giống phóng xạ đột biến

Được nhập về Việt Nam từ năm 1995, giống lúa Khang Dân 18 đã nhanh chóng chiếm được "cảm tình" của người nông dân bởi những ưu điểm: hạt gạo dài, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất khá. Nhưng chỉ sau một vài năm canh tác, giống này đã có biểu hiện thoái hóa: khả năng chống chịu sâu bệnh đặc biệt là chống đổ rất kém.

Trên cơ sở đó, ngay từ năm 1999, được sự tài trợ của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các nhà khoa học thuộc Bộ môn Di truyền và Công nghệ lúa lai (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã tiến hành bắt tay vào cải tạo lại giống này bằng một phương pháp mới: phóng xạ hạt nhân.

TS. Đỗ Hữu Ất, Tác giả của phương pháp trên cho biết: "Khác với công nghệ biến đổi gen GMO, phương pháp phóng xạ đột biến là sự phá vỡ hệ gen gốc, rồi sắp xếp lại thành một hệ gen khác, cuối cùng tạo ra cá thể mới để loại bỏ những gen bất lợi và chọn lọc lên những gen có nhiều ưu thế". Chính nhờ phương pháp này mà giống Khang Dân 18 (đột biến) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 10-15 ngày so với giống gốc, vụ xuân (120 - 125 ngày), cây nhỏ và đẻ khỏe hơn, dạng hình gọn, đẹp, bông to, hạt xếp xít, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt hơn, chất lượng cơm thơm, ngon. Đến nay các giống lúa đột biến, nhất là Khang Dân 18 đã được phát triển và đưa vào sản xuất ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nghệ An... Thành công hơn cả là các giống đậu tương đột biến như DT 10, DT-84, DT-96 bởi không những cho năng suất, chất lượng cao hơn hẳn, những giống đậu tương này còn có một khả năng chịu hạn rất đặc biệt, có thể lên đến hai tháng.

Sản phẩm sẽ an toàn hơn công nghệ GMO?

Tuy có nhiều ưu điểm, song hiện vẫn còn một số ý kiến cho rằng phải xem xét lại mức độ an toàn thực phẩm của các sản phẩm lúa, đậu tương sau khi tạo đột biến bằng vật liệu là các chất phóng xạ hạt nhân có giống công nghệ GMO hay không? TS. Đỗ Hữu Ất cho rằng, GMO là công nghệ làm biến đổi gen cây trồng bằng cách cấy gen của cây này lên cây khác, còn phóng xạ đột biến chỉ là việc phá vỡ hệ gen trong một loại giống, nên mức độ an toàn có thể cao hơn. Thạc sĩ Đào Thanh Bằng, Viện Di truyền Nông nghiệp, cũng cho biết, đột biến là những thay đổi trong cấu trúc của ADN với các biểu hiện đảo đoạn, chuyển đoạn, đứt đoạn nhiễm sắc thể dẫn đến thay đổi một số tính trạng so với giống gốc, chứ không làm thay đổi toàn bộ hệ genome, khác hẳn công nghệ GMO.

Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng cho đến nay phương pháp này vẫn còn rất mới, các sản phẩm được tạo ra bằng phóng xạ hạt nhân cũng chưa đầy 10 năm, vì thế rất nhiều nhà khoa học khi được hỏi đều chưa dám chắc về mức độ an toàn của những loại sản phẩm này. Song, nhiều người cũng đồng tình với quan điểm dù thế nào đi chăng nữa thì trong thời gian trước mắt chúng ta vẫn nên phát triển công nghệ này và nhanh chóng đưa vào sản xuất để giải quyết những khó khăn trước mắt đối với công tác cải tạo giống cây trồng.

GS-TS Nguyễn Hữu Đống - nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) cho biết, đến nay, Viện đã tạo thành công giống đậu tương đột biến chịu hạn, cho năng suất cao hơn 30% so với giống bình thường với hàng trăm ha giống cây này được gieo trồng ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực hợp tác với các nước như Philippines, Indonesia, Thái-lan... để thúc đẩy nhanh công nghệ trên vào sản xuất.

Nguồn trích: Nông thôn Ngày nay



° Các tin khác
• Lai tạo thành công 2 giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao
• Hoàn thành 6 trung tâm giống quốc gia thủy sản vào năm 2006
• Hưng Yên tạo giống bò sữa lai Sind đạt hiệu quả cao
• Chọn giống dê năng suất cao
• Giới thiệu một số kỹ thuật mới để sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2004-2005
• Sản xuất giống thủy sản trái quy định bị phạt đến 30 triệu đồng
• 6 giống cỏ cho bò sữa
• Làm giàu từ cây chè
• Làm giàu bằng nuôi sò
• Giống dưa chuột PC4
• Triển vọng của giống lúa lai HYT100
• Thủy Lôi - Giống dưa hấu mới
• Thêm 4 giống cà chua nội nhiều triển vọng
• PT18: Giống cà chua dùng trong chế biến công nghiệp
• Phát triển giống lúa trồng một lần thu hoạch nhiều năm
• Một số giống nhãn mới
• Giống nếp thơm mới - N99
• Dưa
• Giống Khoai lang mới KB4
• Giống cây mới tại Việt Nam: Dừa đặc ruột
• Gà Quý Phi
• Bí đỏ giống mới hiệu quả cao
•  Sinh sản nhân tạo thành công cá ngát
• Khi nông dân sản xuất lúa giống
• Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
• Các giống ngô lai đơn vừa được khu vực hóa
• Kết quả điều tra 13 cây trồng chính
• ''Tình trạng sản xuất con vịt giống vẫn còn!''
• Một số giống Gà
• Giới thiệu một số giống đậu mới

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb