Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Gia Lai: Thử nghiệm thành công cà phê vối năng suất cao.

Mới đây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công các dòng vô tính cà phê vối ưu tú mới, đang được nhân rộng đại trà ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tây Nguyên là địa bàn có diện tích cà phê lớn nhất nước với 450.000 ha, trong đó có đến 95% là cà phê vối. Trước kia, cà phê chủ yếu được trồng bằng hạt, năng suất thấp, chất lượng không đạt yêu cầu, đặc biệt bệnh gỉ sắt rất cao.

30 ha cà phê vối của trang trại cà phê Tam Ba, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được thực hiện ghép cải tạo thành công từ các dòng vô tính cà phê vối ưu tú. Sau gần 4 năm thực hiện ghép, đến nay, vườn cây này đã cho thu hoạch 2 vụ với năng suất, chất lượng cao hơn nhiều so với giống cà phê trồng bằng hạt trước đây: quả to, vỏ mỏng, chùm quả dày.

Ông Nguyễn Văn Thới - Trang trại cà phê Tam Ba, xã Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai cho biết: "Khi thấy vườn cà phê bị gỉ sắt, trái nhỏ, năng suất thấp, chúng tôi đã tiến hành ghép vườn cà phê này. Từ khi ghép đến thu hoạch là 30 tháng được1,2kg/cây. Năm tiếp theo cho thu 6kg/cây. Năm nay có thể trên 20 kg cho 1 cây".

Theo ông Trương Hồng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi Nông lâm nghiệp tại Gia Lai: "Nếu 1 ha cà phê ghép khoảng 20% số cây thì năng suất bình quân tăng khoảng 4 -5 tạ nhân/ha và chất lượng hạt, tỉ lệ hạt R1 sẽ tăng từ 15-30%. Nếu áp dụng công nghệ ghép cải tạo vườn cà phê vối này, sau khoảng 3 năm đã thu hồi vốn và bắt đầu có lãi".

Cũng theo các nhà khoa học, khi diện tích cà phê được ghép cải tạo bước vào năm thứ 4, mỗi ha người nông dân sẽ thu lãi thêm từ 7 đến 8 triệu đồng so với diện tích cà phê trồng bằng hạt trước đây. Từ dòng ghép này đã kháng được bệnh gỉ sắt - một loại bệnh thường gặp ở cây cà phê. Mô hình này hiện đang được tỉnh Gia Lai tiếp tục nhân rộng, góp phần tăng năng suất, đưa cà phê Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

bannhanong.vietnetnam.net (26/04/2006)
(Nguồn:VTV.vn)

 


° Các tin khác
• Ý kiến nhà khoa học: Cần xây dựng Bản đồ thủy sản độc hại.
• Hải sâm xuất hiện nhiều ở biển Nha Trang.
• Quảng Ngãi: xây dựng thương hiệu cho tỏi Lý Sơn.
• Nhà khoa học nặng lòng với cây lúa.
• Rầy nâu và giống cho lúa hè thu chính vụ.
• Đà Lạt: lai tạo thành công giống hoa mới torenia.
• Đưa xương rồng Nopal châu Mỹ về trồng ở Việt Nam.
• Côn trùng làm ra… tiền tỉ
• Chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên chưa cao.
• Thành phố HCM trỉển khai đề tài nghiên cứu cây trồng chuyển gen.
• Bảo vệ loài cá sấu xiêm hoang dã tại Phú Yên .
• Nên nhân giống cây bao- báp đã di thực vào Việt Nam.
• Sưu tập,khảo nghiệm và nhân nhanh các giống hoa Lan.
• Birdlife giúp giám sát đa dạng sinh học tại Chư Yang Sin.
• Đắc Lắc thành lập Trạm sản xuất giống cây trồng.
• "Thần mã" Đức Hòa -Long An.
• Xót xa “vựa” cá đồng!
• Xã hội hóa công tác giống nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo.
• Khoa học công nghệ ĐBSCL : Ngổn ngang giống lúa.
• Phục tráng giống ngô nếp quý tại Cồn Hến-Huế.
• Xuất khẩu cây giống hoa nhân cấy từ phôi tế bào.
• Hà Nội: lập đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã.
• Tôm hùm giống xuất hiện dày ven bờ biển Ninh Thuận.
• Cơ cấu giống tốt,cơ giới hóa nhanh ,tạo nông sản xuất khẩu.
• Lào Cai: lúa lai về trên ruộng thôn bản cao Si Ma Cai.
• Ngô lai-cây xóa nghèo cho bà con dân tộc.
• Xuất khẩu cây giống: hướng đi mới của nông nghiệp Lâm Đồng.
• ADB hỗ trợ bảo tồn hành lang sinh học Ngọc Linh-Xê Sáp.
• Cà Mau: xuất hiện nhiều vườn chim cò mới.
• Giống cà chua năng suất 100t/ha.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb