Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Nhà khoa học nặng lòng với cây lúa.

Cả nước và đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), rất nhiều người biết đến Giáo sư Tiến sĩ (GS-TS) Bùi Chí Bửu không chỉ trên cương vị Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL mà bởi những thành công của Giáo sư cùng với tập thể cán bộ, nhân viên của Viện trong lĩnh vực nghiên cứu về cây lúa, tạo bước phát triển nhảy vọt về sản xuất lương thực ở vùng châu thổ này.

Chúng tôi gặp GS-TS Bùi Chí Bửu giữa giờ nghỉ giải lao cuộc họp của Đoàn đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ chuẩn bị nội dung tham gia đóng góp tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Thành phố Cần Thơ vinh dự có 2 tham luận tại Đại hội X của Đảng, trong đó có một tham luận của Giáo sư đề cập tới vấn đề an ninh lương thực quốc gia, với mục tiêu vươn tới 40 triệu tấn lương thực/năm trong nhiệm kỳ tới của Đảng. Được biết, Giáo sư là một trong số nhà khoa học được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tại các cuộc hội nghị, hội thảo lớn trong nước và quốc tế có liên quan đến cây lúa và xuất khẩu gạo, hầu như không thể thiếu vắng ý kiến tham luận quan trọng của giáo sư. Ở tuổi 54, giáo sư luôn chạy đua với thời gian vì trước mắt còn rất nhiều dự định cho công việc, với những công trình nghiên cứu khoa học về cây lúa cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Xuất thân trong gia đình lao động nghèo đông anh em, tuổi thơ ấu của giáo sư gắn bó với quê hương vùng lúa Tân Châu- An Giang. Năm 1971, chàng thanh niên Bùi Chí Bửu thi đậu vào Trường Đại học Nông- Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1977, ngay sau khi tốt nghiệp anh tình nguyện về công tác tại vựa lúa Miền Tây và trở thành một trong những người đầu tiên gây dựng nên Viện Lúa ĐBSCL ngày nay. Năm 1987, Bùi Chí Bửu bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm giống lúa nước sâu ở ĐBSCL phục vụ cho công tác chọn giống”. Kể từ đó, GS-TS Bùi Chí Bửu đã có hơn 130 công trình nghiên cứu, 2 giáo trình giảng dạy và 3 cuốn sách đều cùng đề tài cây lúa. Năm 1996- 1997, ông được nhận học bổng của chương trình ITEC (Ấn Độ), thực hiện luận án về phân loại lúa hoang tại Ấn Độ. Năm 2004, ông chính thức được phong hàm Giáo sư.

Nhờ sự dày công nghiên cứu của ông và tập thể, Viện Lúa ĐBSCL đã góp phần mang lại hiệu quả rất khả quan về thâm canh lúa trong khu vực. Thực hiện phương châm: muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo trước hết phải có giống tốt. Nên đến nay, trên đồng đất phía Nam từ Bình Thuận trở vào đã có đến 75% diện tích lúa được gieo trồng các loại giống nguyên chủng, hoặc giống xác nhận có nguồn gốc từ Viện Lúa ĐBSCL, có khoảng 40% diện tích canh tác lúa áp dụng phương pháp sản xuất “ 3 giảm, 3 tăng” và phương pháp IPM. Nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học, những năm qua năng suất lúa đã tăng vọt bình quân từ 2,81 tấn/ha/vụ lên đến 4,88 tấn/ha/vụ, giúp nông dân ĐBSCL xóa đói giảm nghèo vững chắc. Giáo sư là một trong những nhà khoa học đã đề xuất thực hiện chương trình “Một triệu héc-ta lúa xuất khẩu ở ĐBSCL”, cộng thêm chính sách trợ giá của Nhà nước nên hiện tại chương trình đã phủ kín được 38% tổng diện tích theo dự kiến. Thành tựu nổi bật nhất của nông nghiệp ĐBSCL là đã đóng góp 50% sản lượng cho an ninh lương thực quốc gia và chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Riêng năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 5,3 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước đạt 5,8 tỉ USD. Không thỏa mãn với kết quả đạt được, Giáo sư và những nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL vẫn luôn trăn trở, làm thế nào để phát huy được lợi thế, nâng cao giá trị sinh lợi của hạt lúa đồng bằng Nam bộ để hạt gạo Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nông nghiệp nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ làm nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ. Song công nghiệp hiện vẫn chưa trở thành đầu tàu kéo nông nghiệp đi lên theo đúng quy luật chung. Vì chưa cung ứng đủ nhu cầu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... để công nghiệp hóa nông nghiệp- nông thôn. Chẳng hạn như Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu 25% thị trường trong nước, chưa kể hiện rất thiếu máy thu hoạch lúa và công nghệ sau thu hoạch cũng chưa phát triển. Nên thất thoát sau thu hoạch lúa chiếm 12-14%, sản xuất phân đạm trong nước chỉ đáp ứng 30% nhu cầu, các dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới. Có thể nói công nghiệp và dịch vụ Việt Nam chưa coi thị trường nông thôn là địa bàn ưu tiên phục vụ. Trong khi nông nghiệp chiếm 68% tỷ trọng kinh tế nông thôn, đóng góp 79% cơ cấu kinh tế hộ nông dân, trong đó trồng trọt chiếm 50%. Nhưng 10 năm qua kết cấu này ít thay đổi, năng suất lao động nông nghiệp rất thấp. Quá trình chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng diễn ra rất chậm. Mức đầu tư cho nông nghiệp hàng năm đạt chưa tới 10% ngân sách Nhà nước. ĐBSCL đã được xác định là một trong 7 vùng kinh tế quan trọng; nên cần có sự phân bổ đầu tư hợp lý, để phát huy tối đa lợi thế về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong chặng đường sắp tới.

GS-TS Bùi Chí Bửu đề nghị: Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cần chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống; bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh thái. Mục tiêu hướng đến nông nghiệp chất lượng cao với nông sản nhằm thỏa mãn yêu cầu hội nhập, phục vụ nội tiêu, xuất khẩu, có sức cạnh tranh tốt, tiến đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề trong nông thôn, giảm hiện tượng di dân tạo sức ép quá lớn cho thành thị. ĐBSCL nên được tổ chức lại sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp, cho phép tập trung ruộng đất theo hướng sản xuất công nghiệp, qui mô lớn đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

bannhanong.vietnetnam.net (25/4/2006)

(Nguồn:TTXVN)


° Các tin khác
• Rầy nâu và giống cho lúa hè thu chính vụ.
• Đà Lạt: lai tạo thành công giống hoa mới torenia.
• Đưa xương rồng Nopal châu Mỹ về trồng ở Việt Nam.
• Côn trùng làm ra… tiền tỉ
• Chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên chưa cao.
• Thành phố HCM trỉển khai đề tài nghiên cứu cây trồng chuyển gen.
• Bảo vệ loài cá sấu xiêm hoang dã tại Phú Yên .
• Nên nhân giống cây bao- báp đã di thực vào Việt Nam.
• Sưu tập,khảo nghiệm và nhân nhanh các giống hoa Lan.
• Birdlife giúp giám sát đa dạng sinh học tại Chư Yang Sin.
• Đắc Lắc thành lập Trạm sản xuất giống cây trồng.
• "Thần mã" Đức Hòa -Long An.
• Xót xa “vựa” cá đồng!
• Xã hội hóa công tác giống nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo.
• Khoa học công nghệ ĐBSCL : Ngổn ngang giống lúa.
• Phục tráng giống ngô nếp quý tại Cồn Hến-Huế.
• Xuất khẩu cây giống hoa nhân cấy từ phôi tế bào.
• Hà Nội: lập đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã.
• Tôm hùm giống xuất hiện dày ven bờ biển Ninh Thuận.
• Cơ cấu giống tốt,cơ giới hóa nhanh ,tạo nông sản xuất khẩu.
• Lào Cai: lúa lai về trên ruộng thôn bản cao Si Ma Cai.
• Ngô lai-cây xóa nghèo cho bà con dân tộc.
• Xuất khẩu cây giống: hướng đi mới của nông nghiệp Lâm Đồng.
• ADB hỗ trợ bảo tồn hành lang sinh học Ngọc Linh-Xê Sáp.
• Cà Mau: xuất hiện nhiều vườn chim cò mới.
• Giống cà chua năng suất 100t/ha.
• Tôm hùm giống xuất hiện mật độ cao ở biển Đà Nẵng.
• Cảnh báo về nấm hoang dại.
• Cây baobab (Adansonia) :Cái bồn giữ nước.
• Các địa phương thả hàng triệu tôm giống ra biển.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb