Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Birdlife giúp giám sát đa dạng sinh học tại Chư Yang Sin.

Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Ngân hàng thế giới (WB) và Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) đang tập trung thực hiện dự án xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học và kế hoạch quản lý vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Đây là dự án lần đầu tiên Birdlife tổ chức khảo sát đa dạng sinh học toàn diện theo hướng lồng ghép quản lý đa dạng sinh học với bảo vệ nguồn nước tại các vườn quốc gia Việt Nam.

Trong 2 tháng 4-5/2006, Birdlife tiến hành khảo sát và đánh giá tính đa dạng sinh học của các khu hệ cá và bướm, những lĩnh vực lần đầu tiên được các chuyên gia nghiên cứu cho Chư Yang Sin.

Theo Birdlife, thảm thực vật nguyên sinh trong Vườn quốc gia Chư Yang Sin trải dài từ độ cao 800m so với mực nước biển tới đỉnh Chư Yang Sin cao 2.442m hiện nay vẫn còn tính nguyên vẹn, chưa bị tác động bởi các yếu tố môi trường và con người. Tại đây đã ghi nhận nhiều loài cây hạt trần đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam và có giá trị bảo tồn toàn cầu như Thông Đà Lạt, Thông hai lá dẹt, Pơ mu.

Kết quả khảo sát về khu hệ động vật ở đây cũng phản ánh tầm quan trọng bảo tồn của Chư Yang Sin. Trong phạm vi khảo sát khoảng 25 km2 (2.500ha), đã ghi nhận 8 đàn Vượn má hung, một đàn Voọc vá chân đen và các loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi dài... Ngoài ra, còn xuất hiện dấu vết khẳng định sự tồn tại của một quần thể Bò tót từ 3-4 cá thể đang sinh sống tại đây.

Tại đây cũng phát hiện thấy các loài chim quý như Khướu đầu đen má xám, khướu đầu đen, Mi Núi Bà, Khướu mỏ dài, Gà tiền mặt đỏ,Trĩ sao.

Các thông tin khảo sát thu thập nêu trên trong khuôn khổ dự án là cơ sở để xây dựng một chương trình giám sát đa dạng sinh học và kế hoạch quản lý cho Vườn quốc gia Chư Yang Sin trước nguy cơ các giá trị đa dạng sinh học của vườn dễ bị xâm hại bởi cộng đồng địa phương, đặc biệt là nạn săn bắn và bẫy chim thú.

bannhanong.vietnetnam.net (19/04/2006)
(Nguồn:TTXVN)


° Các tin khác
• Đắc Lắc thành lập Trạm sản xuất giống cây trồng.
• "Thần mã" Đức Hòa -Long An.
• Xót xa “vựa” cá đồng!
• Xã hội hóa công tác giống nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo.
• Khoa học công nghệ ĐBSCL : Ngổn ngang giống lúa.
• Phục tráng giống ngô nếp quý tại Cồn Hến-Huế.
• Xuất khẩu cây giống hoa nhân cấy từ phôi tế bào.
• Hà Nội: lập đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã.
• Tôm hùm giống xuất hiện dày ven bờ biển Ninh Thuận.
• Cơ cấu giống tốt,cơ giới hóa nhanh ,tạo nông sản xuất khẩu.
• Lào Cai: lúa lai về trên ruộng thôn bản cao Si Ma Cai.
• Ngô lai-cây xóa nghèo cho bà con dân tộc.
• Xuất khẩu cây giống: hướng đi mới của nông nghiệp Lâm Đồng.
• ADB hỗ trợ bảo tồn hành lang sinh học Ngọc Linh-Xê Sáp.
• Cà Mau: xuất hiện nhiều vườn chim cò mới.
• Giống cà chua năng suất 100t/ha.
• Tôm hùm giống xuất hiện mật độ cao ở biển Đà Nẵng.
• Cảnh báo về nấm hoang dại.
• Cây baobab (Adansonia) :Cái bồn giữ nước.
• Các địa phương thả hàng triệu tôm giống ra biển.
• Nhân nuôi thành công nhện bắt mồi bảo vệ cây trồng.
• Nghị định CP về quản lý động thực vật rừng quý hiếm.
• Xây công viên xuyên quốc gia để bảo vệ đa dạng sinh học.
• Nguy cơ hủy hoại nguồn đặc sản chè (trà) tuyết.
• Cây giống Island - thương hiệu đứng vững trong lòng nông dân .
• Quảng Nam: Cấm khai thác tôm hùm có thời hạn.
• Địa chỉ cung ứng hạt giống đáng tin cậy của nhà nông.
• Canh tác chè công nghệ cao .
• Bảo tồn nguồn gen giống chó Phú Quốc.
• Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb