Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Xót xa “vựa” cá đồng!

Mấy năm gần đây, người dân phường An Bình, quận Ninh Kiều tự hào khi sở hữu một “vựa” cá đồng nhiều về số lượng và phong phú về chủng loại. Điều khiến người ta ngạc nhiên là khu bảo tồn cá đồng lại mọc lên ngay thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến xem. Tuy nhiên, vựa cá đồng “có một không hai” này đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ?

Dẫn cá đồng về thành phố!

Chuyện xảy ra vào năm 1999, thời điểm đó khu vực Lợi Dũ B thuộc phường An Bình còn là vùng nông thôn hẻo lánh, nhiều nơi không có đường xe chạy. Bà con trong xóm lấy làm khó hiểu khi ngày nào cũng chứng kiến “mấy ông” ở Trường Đại học Cần Thơ ra vào nghiên cứu, hỏi đủ thứ chuyện rồi… bỏ về chẳng nói tiếng nào! Dò hỏi mãi, người dân mới phát hiện ra “mấy ổng” vào đây tìm hiểu để xây dựng khu bảo tồn cá đồng sinh thái. Nghe xong, ai cũng cười ồ bởi khu vực Cần Thơ làm gì còn cá mà bảo tồn; đúng là nghĩ chuyện tào lao (!?).

Bà Trương Thị Biếu, 66 tuổi nhớ lại: “Thời tui còn con gái, vùng này cũng có cá nhưng không thể sánh bằng miệt U Minh hay Đồng Tháp Mười… khoảng chục năm trở lại, đất hẹp- người đông, nhà nào cũng chài lưới, đăng, đó… Có người dùng cả xuyệc điện bắt sạch từ cá mẹ đến cá con, khiến nguồn cá tự nhiên cạn kiệt nghiêm trọng. Ngoài ra, do tăng vụ canh tác quanh năm, kèm theo việc phun xịt thuốc trừ sâu liên tục khiến cá không sống được…?”. Mấy năm rồi, gia đình bà Biếu cũng như nhiều hộ sống ở An Bình, sáng nào cũng mang giỏ ra chợ mua cá về ăn; nhưng phần lớn là cá nuôi, thịt bở, không ngon. Chứ cá đồng tìm đâu có!

Từ thực tế đó nên khi nghe chuyện bảo tồn cá đồng hầu hết dân An Bình hổng ai tin. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Trưởng bộ môn Môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên, (Trường Đại học Cần Thơ) là người khởi xướng ý tưởng đưa cá đồng về thành phố. Sau khi khảo sát thực tế, ông Chiếm cùng nhóm cộng sự về lập dự án Khu bảo tồn cá đồng tại rạch Ngã Ngay cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7-8km.

Tổ chức Oxfam biết được liền tài trợ khoảng 10.000 USD/năm. “Có kinh phí và hướng bảo tồn nhưng người dân không đồng thuận, họ chẳng chịu giữ gìn thì coi như đổ bể!”- ông Chiếm trăn trở. Thế là ông đến trao đổi với chính quyền địa phương rồi 2 bên cùng phối hợp thuyết phục dân. Ban đầu hổng ai chịu, nhưng nói mãi họ cũng nghe.

Khu bảo tồn được chọn trên con rạch nằm giữa 2 cánh đồng An Bình và Mỹ Khánh. Có 75 hộ nằm trong vùng dự án, trong đó vùng đệm chạy dọc theo con rạch dài 2.000m; còn túi cá dài 470m được bảo vệ nghiêm ngặt. Hàng trăm bó chà được chất dưới rạch làm chỗ ở cho cá, suốt tuyến để cỏ mọc tự nhiên tạo môi trường hoang dã. Ở hai đầu có đập kiên cố nhưng tạo đường nước để cá ra vào… Chỉ mấy tháng sau, nhất là sau những đợt mưa đầu mùa, người ta đã thấy cá đồng về sinh sôi rất đông. Cán bộ dự án và cả người dân xung quanh đều mừng rỡ khi nhìn khu bảo tồn phát huy hiệu quả…

Đổi đời nhờ dự án bảo tồn cá!


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm nhớ lại: “Gần 3 năm thực hiện bảo tồn, động viên bà con cùng nhau bảo vệ và không tự ý bắt cá, chúng tôi đã tổ chức đợt thu hoạch “thử nghiệm”, kết quả vượt ngoài mong đợi. Từ chỗ không có cá thì nay cá nhiều vô kể, ước tính có khoảng 23 loài khác nhau. Trong đó, có nhiều loài cá thịt ngon, giá trị kinh tế cao như cá sặc rằn, cá lóc, thác lác, cá rô, cá trê… cả những loài hầu như biến mất nhiều năm cũng xuất hiện như cá rô biển, bống tượng, cá dầy…

Từ đó cho thấy, việc khôi phục cá đồng là rất khả quan”. Tuy nhiên, cái được quan trọng hơn là dự án đã giúp nhiều hộ thoát được nghèo từ những mô hình canh tác “sạch” hiệu quả như: vườn- ao- chuồng, sản xuất lúa sạch, rau sạch, lúa- cá, nuôi heo kết hợp khí đốt biogas… Nhiều hộ được dự án hỗ trợ 7,5 triệu đồng mua con giống và được hướng dẫn kỹ thuật canh tác.

Anh Nguyễn Hoàng Nam, phấn khởi: “Từ khi có khu bảo tồn kết hợp nhiều mô hình sản xuất tiến bộ đã giúp nông dân “sáng ra” nhiều điều. 6 công vườn của tôi hồi trước trồng cây tạp nham chẳng thu được gì. Cũng nhờ dự án hỗ trợ túi ủ biogas, giúp tôi phát triển đàn heo từ 10 con lên 50 con, và tận dụng mương vườn nuôi cá sặc rằn, giờ mỗi năm tôi đã thu được từ 70 đến 100 triệu đồng trở lên, sống khỏe lắm!”.

Anh Nguyễn Văn Minh, sống trong khu bảo tồn, khoe rằng: “Trước đây, ngày nào cũng tốn mấy chục ngàn mua cá ăn, bây giờ hết lo rồi. Cá rô phi, cá sặc… được mấy thầy ở Đại học Cần Thơ hỗ trợ giống thả đầy mương vườn, chỉ vài tháng là cá ăn hổng hết…!”. Cái sướng nhất của những nông dân sống ở khu bảo tồn là được dự án tạo điều kiện đưa đi Lào, Bangladesh… tham quan, học hỏi việc bảo tồn cá và tài nguyên nhiên nhiên. Quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm cùng với các cộng sự là: “có thực mới vực được đạo!”.

Mọi chuyện không thể nói suông bằng nước lã. Giúp bà con khá lên, ổn định cuộc sống thì họ mới nâng cao ý thức, tính cộng đồng sẽ được phát huy. Và khu bảo tồn mới tồn tại lâu dài. Chuyện đưa cá đồng về phố được lan truyền đi, thu hút nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan học hỏi cách làm. Vùng nông thôn Lợi Dũ B được mở lộ lớn lên, đất đai từ chỗ bỏ hoang nay giá tăng vùn vụt, mỗi công trị giá hàng trăm triệu đồng.

Xóa sổ khu bảo tồn?

Trong lúc khu bảo tồn đang ngày càng phát huy thế mạnh, thì dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Cừ nối dài từ nội ô thành phố Cần Thơ vào Mỹ Khánh đã gây ảnh hưởng không nhỏ. Theo quy hoạch, đường Nguyễn Văn Cừ sẽ chạy ngang qua vùng đệm khu bảo tồn; mặt đường rộng khoảng 34m, mỗi lề sâu vào 200m (tổng cộng khoảng 434m). Giá đất được đền bù từ 105 – 189 triệu đồng/công (đất vườn); 90 – 162 triệu đồng/công (đất ruộng)…

Anh Nguyễn Hoàng Nam, sống ở khu bảo tồn thở dài: “Dân nghèo thấy tiền đền bù cao ai cũng ham, nhiều hộ ký giấy nhận tiền đợt 1 trong năm 2005, đến nay đã chi xài phung phí hết. Việc bảo tồn cá đồng cũng bỏ luôn, thấy mà xót…!”. Mấy ngày nay, khu bảo tồn bị vỡ đập, những người bảo vệ cũng bỏ đi. Mạnh ai nấy lại thả vịt, xuyệc điện… như nơi vô chủ? Người dân không còn mặn mà với khu bảo tồn bởi chuyện mở đường lên đô thị hóa kích giá đất tăng lên chóng mặt lập tức “nuốt chửng” khu bảo tồn một cách không thương tiếc.

5 năm, với 50.000 USD mà Tổ chức Oxfam tài trợ cho khu bảo tồn cá đồng An Bình, giờ trở thành công cốc. Một lần nữa cho thấy việc bảo tồn và phát triển có sự mâu thuẫn nhất là khi đô thị hóa luôn được ưu tiên.

bannhanong.vietnetnam.net (13/4/ 2006)
(Nguồn:Sggp)


° Các tin khác
• Xã hội hóa công tác giống nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo.
• Khoa học công nghệ ĐBSCL : Ngổn ngang giống lúa.
• Phục tráng giống ngô nếp quý tại Cồn Hến-Huế.
• Xuất khẩu cây giống hoa nhân cấy từ phôi tế bào.
• Hà Nội: lập đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã.
• Tôm hùm giống xuất hiện dày ven bờ biển Ninh Thuận.
• Cơ cấu giống tốt,cơ giới hóa nhanh ,tạo nông sản xuất khẩu.
• Lào Cai: lúa lai về trên ruộng thôn bản cao Si Ma Cai.
• Ngô lai-cây xóa nghèo cho bà con dân tộc.
• Xuất khẩu cây giống: hướng đi mới của nông nghiệp Lâm Đồng.
• ADB hỗ trợ bảo tồn hành lang sinh học Ngọc Linh-Xê Sáp.
• Cà Mau: xuất hiện nhiều vườn chim cò mới.
• Giống cà chua năng suất 100t/ha.
• Tôm hùm giống xuất hiện mật độ cao ở biển Đà Nẵng.
• Cảnh báo về nấm hoang dại.
• Cây baobab (Adansonia) :Cái bồn giữ nước.
• Các địa phương thả hàng triệu tôm giống ra biển.
• Nhân nuôi thành công nhện bắt mồi bảo vệ cây trồng.
• Nghị định CP về quản lý động thực vật rừng quý hiếm.
• Xây công viên xuyên quốc gia để bảo vệ đa dạng sinh học.
• Nguy cơ hủy hoại nguồn đặc sản chè (trà) tuyết.
• Cây giống Island - thương hiệu đứng vững trong lòng nông dân .
• Quảng Nam: Cấm khai thác tôm hùm có thời hạn.
• Địa chỉ cung ứng hạt giống đáng tin cậy của nhà nông.
• Canh tác chè công nghệ cao .
• Bảo tồn nguồn gen giống chó Phú Quốc.
• Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật.
• Bảo tồn nguồn gene lan rừng VN trước khi quá muộn!
• CT CP Giống gia cầm Ba Vì: cung ứng gà, trứng giống sạch.
• Hậu Giang: sản xuất lúa nguyên chủng.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb