Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Giống cà chua năng suất 100t/ha.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã công bố công trình nghiên cứu và ứng dụng biện pháp ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã lai ghép và ứng dụng được giống cà chua này trên diện rộng với diện tích lên tới hàng nghìn ha...

Công trình này được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu từ tháng 11-2002 và chính thức hoàn thành vào tháng 4-2004, với nhiều tiến bộ nổi bật mà không có giống cà chua nào có được từ trước đến nay.

Cà chua được lai ghép như thế nào?

Theo TS. Ngô Quang Vinh - Trưởng nhóm nghiên cứu công trình, trong số các loại sâu bệnh gây hại cho cây cà chua, bệnh héo rũ vi khuẩn (còn gọi là bệnh chết nhát) thường gây chết cây với tỷ lệ cao nhất từ 20-30%, thậm chí có ruộng lên đến 100%. Vì thế, việc phòng trừ và làm "sạch" loại bệnh này không chỉ giảm tỷ lệ cà chua bị chết, mà còn giúp cho cà chua đạt năng suất cực cao.

Để thực hiện việc ghép cà chua, các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ để ghép là ống cao su thay cho các biện pháp ghép bằng kim, kẹp hoặc ống nhựa cứng như của Nhật Bản.

Ống cao su có đặc điểm nổi bật là rất vừa vặn với cây cà chua đủ tuổi ghép, có độ mềm thích hợp để ôm chặt vết ghép, có khả năng giãn nở và cách nhiệt tự nhiên, giá thành cũng rẻ hơn. Dùng biện pháp này vừa có thể giữ chặt vết ghép, vừa tăng tỷ lệ cây sống, lại phù hợp với điều kiện canh tác trong nước.

Một ưu điểm nổi bật khác của biện pháp lai ghép là không phải dùng đến các loại hóa chất, nên rất an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Một ha có thể đạt năng suất hơn 100 tấn.

Ngay sau khi lai tạo thành công giống cà chua trên, từ tháng 8-2003, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền nam đã đưa vào trồng thử nghiệm những cây cà chua giống đầu tiên tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Chỉ sau 2 năm, diện tích gieo trồng tại đây đã đạt tới 1.500ha, với 30 trang trại sản xuất cây cà chua ghép, mỗi trại có khả năng sản xuất từ 2-4 triệu cây ghép/năm.

TS. Ngô Quang Vinh khẳng định: "Giống cà chua này cho năng suất cao hơn hẳn so với những giống thông thường, sản lượng thường tăng từ 20-30%, nếu canh tác tốt có thể đạt 50-70%, thậm chí có nơi tăng 100%". Sở dĩ cà chua có thể đạt năng suất cao như trên vì khi đất nhiễm bệnh, trồng cây không ghép chết bao nhiêu phần trăm, thì sản lượng tăng bấy nhiêu phần trăm (do cây không chết).

Sau nhiều vụ đưa vào trồng thử nghiệm và trồng đại trà đến nay 1.000m2 cà chua ghép đã đạt sản lượng tới 10 tấn, như vậy trung bình 1 ha sẽ cho năng suất tới 100 tấn (đạt giá trị 150-200 triệu đồng, tăng hơn 35 triệu đồng).

Được biết, sau thành công trên ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang có kế hoạch phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam để tăng diện tích gieo trồng lên 4.000- 5.000ha/năm.

GS-TS: Nguyễn Ngọc Kính -Tổng thư ký, kiêm Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cho biết: "Ngoài Lâm Đồng, giống cà chua này còn có thể trồng ở nhiều vùng trồng cà chua trong cả nước, những vùng nào đã từng trồng cà chua, đều có thể trồng được cà chua ghép. Song để sản xuất được cây ghép cần phải lựa chọn vùng khí hậu thích hợp đồng thời cần tạo nhiệt độ, ẩm độ ở khu vực ghép và bảo dưỡng cây sau ghép cho thích hợp".

Không dừng lại ở Lâm Đồng, hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu sản xuất cây ghép ở quy mô hộ gia đình cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu sẽ tiếp tục đưa giống cà chua này ra sản xuất trên diện rộng.

Tuy giá bán của một cây cà chua giống này cao hơn so với cây cà chua bình thường từ 100 - 200 đồng/cây (giá hiện tại khoảng 300 - 320 đồng/cây), nhưng nhiều nông dân khẳng định, họ sẵn sàng sử dụng các cây giống mới này để thay thế cho các giống cà chua cũ. Đây là một triển vọng rất lớn cho giống cà chua ghép này.

Đặc biệt, với những thành công đã đạt được, công trình nghiên cứu trên đã được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao giải nhất trong lĩnh vực sinh học phục vụ đời sống và sản xuất tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 18 (2004-2005).

bannhanong.vietnetnam.net (3/4/2006)

(Nguồn:NTNN)


° Các tin khác
• Tôm hùm giống xuất hiện mật độ cao ở biển Đà Nẵng.
• Cảnh báo về nấm hoang dại.
• Cây baobab (Adansonia) :Cái bồn giữ nước.
• Các địa phương thả hàng triệu tôm giống ra biển.
• Nhân nuôi thành công nhện bắt mồi bảo vệ cây trồng.
• Nghị định CP về quản lý động thực vật rừng quý hiếm.
• Xây công viên xuyên quốc gia để bảo vệ đa dạng sinh học.
• Nguy cơ hủy hoại nguồn đặc sản chè (trà) tuyết.
• Cây giống Island - thương hiệu đứng vững trong lòng nông dân .
• Quảng Nam: Cấm khai thác tôm hùm có thời hạn.
• Địa chỉ cung ứng hạt giống đáng tin cậy của nhà nông.
• Canh tác chè công nghệ cao .
• Bảo tồn nguồn gen giống chó Phú Quốc.
• Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật.
• Bảo tồn nguồn gene lan rừng VN trước khi quá muộn!
• CT CP Giống gia cầm Ba Vì: cung ứng gà, trứng giống sạch.
• Hậu Giang: sản xuất lúa nguyên chủng.
• Chợ phiên giống cây trồng, vật nuôi Hà Tây.
• Tri Tôn -An Giang:chọn giống lúa lai tạo đạt năng suất cao.
• Pháp giúp Việt Nam bảo tồn động vật móng guốc.
• Hiệu quả mô hình ghép, cải tạo giống cà phê ở Lâm Đồng.
• Bình Định: triển vọng khả quan trồng điều ghép trên đất bạc màu và đất cát.
• Chọn lọc,nhân giống cây lâm nghiệp để tăng hiệu quả rừng trồng.
• VN: Bảo tồn gen 21 vật nuôi quý hiếm.
• Nguy cơ cạn kiệt giống cá quý:cá chiên ở sông Gâm.
• Giống cây trồng biến đổi gen theo kiểu… Việt Nam.
• Bảo quản hạt lúa giống bằng túi yếm khí.
• Hà Tây: kiểm soát chặt lượng gà giống thương phẩm.
• Bao giờ có một chương trình giống đồng bộ quốc gia?
• Giống ngô chịu hạn LCH 9.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb