Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Nguy cơ hủy hoại nguồn đặc sản chè (trà) tuyết.

Mọc trên những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, với hương vị đặc biệt cùng nhiều công dụng, chè Shan tuyết được coi là loại đặc sản quý hiếm chỉ có ở vùng núi cao phía Bắc. Tuy nhiên, tại Hà Giang, chè Shan tuyết cổ thụ hiện đang được thu mua với giá chỉ từ 8.000 - 10.000đồng/kg búp khô.

Cây chè nổi tiếng nhất tỉnh Hà Giang nằm ở thôn Đán Khao, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, trên độ cao 1.000m so với mực nước biển. Cả xã Thượng Sơn có 902 hộ dân, già nửa là hộ nghèo. Người dân Thượng Sơn làm lúa mỗi năm 1 vụ, thu nhập còn lại trông cả vào cây chè. Chè Thượng Sơn đa số là chè tuyết cổ thụ, lớn nhất là cây chè của nhà ông Cáo Phủ Dìn (thôn Đán Khao), cao trên 10m.

Sau Tiết Thanh minh (mùng 3-3 Âm lịch), lứa chè đầu tiên trong năm được thu hái. Suốt hơn 4 tháng, vùng núi cao thuộc dải Tây Côn Lĩnh không hề có chút ánh mặt trời, những búp chè ngậm sương to mập bằng ngón tay út, mươn mướt lớp tuyết trắng, tỏa nhựa thơm ngào ngạt. Người ta bắc thang đốn hạ cành cây xuống để hái búp. Mỗi năm, chè cho thu hoạch 3 lứa vào tháng 3, tháng 5 và tháng 7.

Ông Cáo Phủ Dìn, 50 tuổi, dân tộc Clao, đội trưởng sản xuất thôn Đán Khao cho biết, thóc không đủ ăn, chi tiêu trong gia đình phụ thuộc toàn bộ vào chè. Tại Thượng Sơn, chè được sử dụng làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa, hàng nhu yếu phẩm cứ mang về dùng rồi cân trả bằng chè búp.

Nguồn nguyên liệu chè quý hiếm này rất được ưa chuộng, nhiều người không quản đường sá hiểm trở đến tận thôn mua gom chè. Công ty TNHH chè Thành Sơn cũng đã mở một xưởng chế biến ngay tại trung tâm xã. Gia đình ông Dìn có 120 cây chè, nhà nhiều chè nhất thôn có tới vài trăm cây, mỗi cây cả trăm năm tuổi.

Cứ đầu năm, ông Dìn cũng tự tay cưa cành để tránh làm cây bị thương tích và bằng kinh nghiệm, chọn để lại 2 cành cho ra quả lấy hạt làm giống. “Mỗi năm thu được 0,5kg hạt, ươm thêm được hơn 100 cây con ở rừng nhà. Lâm trường Việt Lâm năm nào cũng vào nhặt hạt để nhân giống”, Cáo Diu Lương, con trai ông Dìn phấn khởi khoe.

Từ tháng 8-2002, dự án “Bảo tồn và phát triển cây chè Shan tuyết xã Thượng Sơn” đã được Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam triển khai, khẳng định giá trị của cây chè tuyết Hà Giang.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện, kết quả đạt được chỉ là... thống kê số lượng những cây chè tuyết cổ thụ, còn kỹ thuật chăm sóc, cách thu hái bảo quản, cách phun thuốc trừ sâu do cán bộ dự án hướng dẫn không thể áp dụng được tại địa phương vì “chè của chúng tôi đều là chè cổ thụ, không thể thu hái theo cách thông thường và người dân chưa bao giờ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè”, ông Nguyễn Phóng Viên, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Sơn cho biết. Dự án này cũng mới dừng lại ở việc tập huấn kỹ thuật chứ chưa đề cập đến việc tiêu thụ - vấn đề được người dân quan tâm.

Dù nổi tiếng, chè Shan tuyết cổ thụ hiện chỉ được thu mua với giá 2.000 đồng/kg búp tươi hoặc 8.000 - 10.000đồng/kg búp khô, bằng giá với các loại chè trồng ở các nơi khác trong tỉnh. Hiện toàn tỉnh Hà Giang có 16.000 ha chè với sản lượng hàng năm 40.000 tấn búp tươi. Sản phẩm của trên 10 doanh nghiệp kinh doanh chè đều là “chè tuyết cổ thụ chỉ sống ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hấp thụ khí của trời, tinh hoa của đất...”, nhưng chưa bao giờ các sản phẩm này đạt tới giá 100.000 đồng/kg trên thị trường (hiện ở mức 60.000 - 75.000 đồng/kg).

Người làm chè khẳng định, khi đem bán chè cho nhà máy thì nơi đây cũng thường để lẫn chè tuyết với các loại chè khác. Như vậy, chính sự “trộn thau lẫn vàng” đã khiến người tiêu dùng e ngại về chất lượng chè và hạ thấp giá trị của chè cổ thụ

bannhanong.vietnetnam.net (1/4/ 2006)

(Nguồn:Sggp)

 


° Các tin khác
• Cây giống Island - thương hiệu đứng vững trong lòng nông dân .
• Quảng Nam: Cấm khai thác tôm hùm có thời hạn.
• Địa chỉ cung ứng hạt giống đáng tin cậy của nhà nông.
• Canh tác chè công nghệ cao .
• Bảo tồn nguồn gen giống chó Phú Quốc.
• Chó Phú Quốc: Huyền thoại và sự thật.
• Bảo tồn nguồn gene lan rừng VN trước khi quá muộn!
• CT CP Giống gia cầm Ba Vì: cung ứng gà, trứng giống sạch.
• Hậu Giang: sản xuất lúa nguyên chủng.
• Chợ phiên giống cây trồng, vật nuôi Hà Tây.
• Tri Tôn -An Giang:chọn giống lúa lai tạo đạt năng suất cao.
• Pháp giúp Việt Nam bảo tồn động vật móng guốc.
• Hiệu quả mô hình ghép, cải tạo giống cà phê ở Lâm Đồng.
• Bình Định: triển vọng khả quan trồng điều ghép trên đất bạc màu và đất cát.
• Chọn lọc,nhân giống cây lâm nghiệp để tăng hiệu quả rừng trồng.
• VN: Bảo tồn gen 21 vật nuôi quý hiếm.
• Nguy cơ cạn kiệt giống cá quý:cá chiên ở sông Gâm.
• Giống cây trồng biến đổi gen theo kiểu… Việt Nam.
• Bảo quản hạt lúa giống bằng túi yếm khí.
• Hà Tây: kiểm soát chặt lượng gà giống thương phẩm.
• Bao giờ có một chương trình giống đồng bộ quốc gia?
• Giống ngô chịu hạn LCH 9.
• Một số giống sắn cao sản cho vụ xuân
• Bảo tồn giống lúa trời Đồng Tháp Mười.
• APEC bàn việc phát triển công nghệ sinh học cho nông nghiệp.
•  Xoài tứ quí Thanh Sơn-Bến Tre.
• Đưa giống cây củ cải đường trồng thử nghiệm ở VN.
• Thị trường tôm sú giống ở ĐBSCL :Cảnh báo cả lượng và chất .
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Hồng Kông đầu tư 350.000 Euro xây trung tâm giống thuỷ sản .

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb