Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Pháp giúp Việt Nam bảo tồn động vật móng guốc.

Pháp sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 580.000 euro để thực hiện dự án bảo tồn động vật móng guốc tại vườn quốc gia Cát Tiên trong thời gian ba năm (2006-2008).Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, dự án này được xây dựng và triển khai kịp thời, phù hợp với chiến lược của Việt Nam về phát triển và bảo tồn các nguồn gen động-thực vật quý hiếm, trong đó có loài bò hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngày 9/3, tại Hà Nội, ông Lê Văn Minh, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ông Edouard Danjoy, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp tại Hà Nội (AFD) đã ký thoả ước mở tín dụng cho khoản viện trợ này.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, dự án này được xây dựng và triển khai kịp thời, phù hợp với chiến lược của Việt Nam về phát triển và bảo tồn các nguồn gen động-thực vật quý hiếm, trong đó có loài bò hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả của dự án sẽ góp phần cải thiện tính đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như ở khu vực châu Á.

Dự án trên là một hợp phần của dự án “BIODIVA”, có tổng trị giá khoảng 1,5 triệu euro, nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị đa dạng sinh học của các động vật nuôi và hoang dã của Việt Nam. Dự án do Bộ Ngoại giao, Quỹ Môi trường Thế giới của Pháp (FFEM), Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp cho mục đích phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tài trợ.

Như vậy, đến nay, Cơ quan phát triển Pháp đã tài trợ cho Việt Nam 619 triệu euro, trong đó có 562 triệu euro thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các khoản viện trợ này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của nhiều người dân tại các vùng tiếp nhận viện trợ, đặc biệt góp phần vào chương trình an ninh lương thực, tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (11/03/2006)


° Các tin khác
• Hiệu quả mô hình ghép, cải tạo giống cà phê ở Lâm Đồng.
• Bình Định: triển vọng khả quan trồng điều ghép trên đất bạc màu và đất cát.
• Chọn lọc,nhân giống cây lâm nghiệp để tăng hiệu quả rừng trồng.
• VN: Bảo tồn gen 21 vật nuôi quý hiếm.
• Nguy cơ cạn kiệt giống cá quý:cá chiên ở sông Gâm.
• Giống cây trồng biến đổi gen theo kiểu… Việt Nam.
• Bảo quản hạt lúa giống bằng túi yếm khí.
• Hà Tây: kiểm soát chặt lượng gà giống thương phẩm.
• Bao giờ có một chương trình giống đồng bộ quốc gia?
• Giống ngô chịu hạn LCH 9.
• Một số giống sắn cao sản cho vụ xuân
• Bảo tồn giống lúa trời Đồng Tháp Mười.
• APEC bàn việc phát triển công nghệ sinh học cho nông nghiệp.
•  Xoài tứ quí Thanh Sơn-Bến Tre.
• Đưa giống cây củ cải đường trồng thử nghiệm ở VN.
• Thị trường tôm sú giống ở ĐBSCL :Cảnh báo cả lượng và chất .
• Nguy cơ gà giống lậu vào Việt Nam!
• Hồng Kông đầu tư 350.000 Euro xây trung tâm giống thuỷ sản .
• “Cánh đồng một giống” hướng tới vùng sản xuất lúa hàng hóa.
• Đưa công nghệ vào trồng và kinh doanh hoa ở ĐBSCL
• Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
• Cho phép lưu thông tinh bò đông lạnh thương hiệu Vinalica trên toàn quốc.
• ĐBSCL:Khan hiếm giống cá kèo.
• Ngọt, thơm là bưởi Đoan Hùng.
• Phát triển cây điều bền vững .
• Nhân mô cây Hoàng Liên gai, tạo nguồn dược thảo để sản xuất thuốc.
• Công nghệ mới sản xuất bò sữa cao sản tại VN.
• Báo động nạn săn lùng, lạm thác cua biển giống ở Trà Vinh!
• Việt Nam:Đứng nhóm đầu ASEAN về công nghệ sinh học nông nghiệp vào năm 2020.
• Bình tuyển, xác nhận giống cà phê chất lượng cao cho Tây Nguyên.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb