“Cánh đồng một giống” hướng tới vùng sản xuất lúa hàng hóa.
Ông Đỗ Sỹ Nhường- Trưởng Phòng Kinh tế huyện Vĩnh
Thạnh-Cần Thơ, cho biết: “Việc xây dựng “cánh đồng một giống” là một trong
những định hướng lớn của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp, hướng tới xây dựng nền sản xuất lúa hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng
lúa gạo chất lượng cao trong nước và hướng đến xuất khẩu”.
“Cánh đồng một giống”.
Chúng tôi đến CLB sản xuất ấp D1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh khi
CLB này chuẩn bị thu hoạch vụ lúa đông xuân 2005-2006. Bà con nông dân nơi đây
rất phấn khởi trước vụ đông xuân hứa hẹn một mùa bội thu. Ông Nguyễn Văn Hùng-
Chủ nhiệm CLB cho biết: “Nhờ chủ động được tưới tiêu, nên toàn bộ diện tích 65
ha đất ruộng của CLB được xuống giống đồng loạt nên giảm được sâu bệnh, tưới
tiêu; việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp giảm chi phí sản xuất”. Được sự hướng
dẫn của các ngành chức năng, toàn bộ diện tích canh tác nơi đây đều gieo trồng
các giống lúa chất lượng cao.
Ông Trần Văn Thanh, thành viên của CLB có 3 ha, gieo trồng
giống Jasmine 85 và VND 95-20. Nhìn cánh đồng lúa đang chuyển màu, ông hồ hởi
cười: “Chắc chắn vụ này trúng mùa nữa!”. Sở dĩ ông chọn các giống lúa chất lượng
cao vì giá cao hơn lúa thường lại rất dễ bán. Hai giống lúa này ông đã chọn sử
dụng trong 4 năm nay. Trong vụ hè thu 2005, một giạ lúa Jasmine ông bán giá cao
hơn lúa thường 7.000-8.000 đồng. Gần miếng ruộng của ông Thanh, 1,5 ha ruộng
trồng lúa OM 3536 của ông Hoàng Văn Tụng đang “cong trái me”. Ông ước tính năng
suất vụ này cũng đạt khoảng 7 tấn/ha. Nhưng ông Tụng cũng chưa hài lòng vì dù
năng suất khá cao nhưng giống lúa này không được giá như Jasmine 85 nên trong vụ
tới ông quyết định chuyển sang sử dụng giống Jasmine 85. Đây cũng là nguyện vọng
của nhiều nông dân của CLB sản xuất ấp D1, xã Thạnh Thắng. Hiện nay, Phòng Kinh
tế huyện Vĩnh Thạnh đang xúc tiến ho trợ kỹ thuật, trợ giá lúa giống... hướng
đến việc xây dựng cánh đồng một giống cho CLB này, bắt đầu từ vụ hè thu tới.
Một trong những địa điểm đã triển khai thành công mô hình “cánh
đồng một giống” là CLB sản xuất ấp Quy Lân 2, xã Thạnh Quới. Để xây dựng cánh
đồng một giống, 6/6 ấp của xã Thạnh Quới đều đăng ký xây dựng nhưng chỉ ấp Quy
Lân 2 là đạt chuẩn cánh đồng một giống. Toàn bộ diện tích của CLB sản xuất ấp
Quy Lân 2 đều sử dụng giống lúa Jasmine 85. Ông Bùi Thanh Nhàn - Bí thư Chi bộ,
kiêm Trưởng ấp Quy Lân 2, cho biết: “Việc sản xuất lúa chất lượng cao trước đó
đã được nhiều người dân ở CLB quan tâm, nên khi có chủ trương xây dựng “cánh
đồng một giống”, lại được trợ giá lúa giống của Trạm Khuyến nông, nhân dân hưởng
ứng rất nhiệt tình”. Theo đó, toàn bộ diện tích 100 ha của CLB đều sử dụng giống
Jasmine 85. Trong những ngày qua, dù bị rầy nâu tấn công nhưng nhờ nông dân chủ
động thăm đồng, phun xịt thuốc kịp thời không bị ảnh hưởng đến năng suất. Trên
diện tích canh tác 100 ha ở đây Công ty Mekong đã ký hợp đồng bao tiêu 84 ha.
Với giá sàn bao tiêu 2.600 đồng/kg đối với VD 20, 2.400 đồng/kg đối với lúa
Jasmine 85, 2.300 đồng/kg đối với lúa OM 2717... người dân càng an tâm sản xuất.
Nỗi lo của nhân dân khi sử dụng các giống lúa chất lượng cao là
vấn đề giống nhiễm rầy nâu. Ông Trần Văn Thanh, nông dân CLB sản xuất ấp D1, cho
biết: “Ngoài vấn đề kỹ thuật, việc thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện sâu
bệnh để có cách phòng trị sớm, hiệu quả là khâu quan trọng nhất trong việc chăm
sóc lúa chất lượng cao”. Trước khi tiến hành sạ lúa, đồng ruộng được vệ sinh,
cào bằng phẳng và chỉ sạ 15-18 kg giống/công. Đặc biệt, khâu chuẩn bị giống phải
đạt chất lượng cao, chú trọng kỹ thuật chăm sóc, bón phân theo bảng so màu lá...
Khi phát hiện dịch bệnh phải phun xịt đúng thuốc, đúng cách... Nhờ vậy, trong
khi nhiều diện tích lúa ở Vĩnh Thạnh bị rầu nâu tấn công, gây thiệt hại 10 - 20%
thì diện tích của CLB sản xuất D1 vẫn “bình an vô sự” và năng suất cao.
Sản xuất tập thể: xu hướng tất yếu.
Ông Đỗ Sỹ Nhường- Trưởng Phòng Kinh tế huyện Vĩnh Thạnh, cho
biết: “Việc xây dựng “cánh đồng một giống” là một trong những định hướng lớn của
địa phương nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng nền
sản xuất lúa hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng lúa gạo chất lượng cao trong nước
và hướng đến xuất khẩu”. Thực hiện chủ trương này, trước vụ đông xuân 2005-2006,
các cơ quan chức năng của huyện như Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật đã
kết hợp cùng các xã tiến hành vận động nhân dân ở các vùng có hệ thống đê bao
thuận lợi thành lập các tổ sản xuất sử dụng cùng một giống lúa. Theo đó, các xã
chọn từng khu vực từ 50 - 100 ha để sản xuất thí điểm. Vụ đầu tiên thực hiện
“cánh đồng một giống”, huyện Vĩnh Thạnh xây dựng được 2.261 ha, trong đó có
1.236 ha sử dụng giống Jasmine 85; 610 ha sử dụng giống OM 1490; 231 ha OM 2717;
164 ha VD 20 và 20 ha OM 1490.“Dù mới triển khai vụ đầu tiên nhưng mô hình “cánh
đồng một giống” ở huyện Vĩnh Thạnh bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích cho nông
dân nhờ chủ động thời vụ, giống, đến khâu chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật...
Nhưng quan trọng hơn là với mô hình này, nông dân đã có sự liên kết trong sản
xuất, giảm chi phí. Từ sản xuất quy mô nhỏ 50 - 60 ha, dần dần tập hợp lại thành
vùng sản xuất lớn vài trăm ha, hướng đến sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất theo
hợp đồng. Sản xuất một giống, chúng ta tạo được địa chỉ để doanh nghiệp dễ tiếp
cận với sản phẩm”.
Tuy nhiên, do các giống lúa chất lượng cao dễ bị nhiễm rầy nên
việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến là vô cùng quan trọng. Trong đó đáng
chú ý là kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, bón phân theo bảng so màu lá lúa, “1 phải 5
giảm”... Vấn đề này đòi hỏi ngành ngông nghiệp các địa phương cần tăng cường
công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, sát cánh cùng bà con nông dân. Với xu
thế này chỉ có sản xuất theo hình thức hợp tác mới có hiệu quả.
Đánh giá về hiệu quả cánh đồng một giống ở Vĩnh Thạnh, đồng chí
Phạm Văn Quỳnh, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, cho biết: “Dù mới triển khai vụ
đầu tiên nhưng mô hình “cánh đồng một giống” ở huyện Vĩnh Thạnh bước đầu đã mang
lại nhiều lợi ích cho nông dân nhờ chủ động thời vụ, giống, đến khâu chăm sóc,
áp dụng khoa học kỹ thuật... Nhưng quan trọng hơn là với mô hình này, nông dân
đã có sự liên kết trong sản xuất, giảm chi phí. Từ sản xuất quy mô nhỏ 50 - 60
ha, dần dần tập hợp lại thành vùng sản xuất lớn vài trăm ha, hướng đến sản xuất
lúa hàng hóa, sản xuất theo hợp đồng. Sản xuất một giống, chúng ta tạo được địa
chỉ để doanh nghiệp dễ tiếp cận với sản phẩm”.
Thêm một cái lợi của “cánh đồng một giống” là do cùng kỹ thuật
canh tác, nguồn giống nên sản phẩm đồng nhất về chất lượng. Tuy nhiên, muốn
thành công trong việc xây dựng “cánh đồng một giống” thì khâu chọn lọc giống
được xem là khâu then chốt. Ông Hoàng Đình Định, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng
khoa học kỹ thuật, Viện Lúa ĐBSCL, nói: “Giống lúa quyết định năng suất, chất
lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua ở ĐBSCL nói chung, Cần Thơ nói
riêng, việc nhân giống đảm bảo chất lượng vẫn còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng
khoảng 30% diện tích gieo trồng. Giải quyết bài toán này, Viện Lúa ĐBSCL đang
thí điểm nhiều chương trình nông dân sản xuất nhân giống để đáp ứng nhu cầu
giống chất lượng cao”.
Ngoài việc đi đầu trong xây dựng “cánh đồng một giống”, ngành
nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức nhiều điểm nhân giống. Trại giống của
huyện (rộng 70 ha), sẽ nhận giống nguyên chủng về và nhân giống cấp 1 chuyển
giao cho hơn 500 ha được chọn làm điểm nhân giống trong nhân dân để sản xuất và
cung cấp giống xác nhận sản xuất đại trà. Theo ông Đỗ Sỹ Nhường, hiện nay huyện
đang nỗ lực xây dựng phát triển thêm 300 ha đất sản xuất lúa giống để đáp ứng
nhu cầu giống tại địa phương.
Với gần 94.000 ha sản xuất lúa, tỉ trọng GDP của khu vực nông
nghiệp vẫn còn cao trong cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ. Vấn đề là làm sao để
nông dân tăng thu nhập trên cùng diện tích, trong đó có việc sản xuất lúa theo
đơn đặt hàng của doanh nghiệp và sản xuất lúa giống. Theo các nhà chuyên môn,
vai trò sản xuất tập thể mà tiêu biểu là mô hình “cánh đồng một giống” có nhiều
lợi thế giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân. Ông Phạm Văn Quỳnh
cho biết, mô hình này đang được ngành nông nghiệp theo dõi, đánh giá và nhân
rộng ra các địa phương.
Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (17/2/2006)
|