Đưa công nghệ vào trồng và kinh doanh hoa ở ĐBSCL
Giống hoa và cây cảnh lá ở ĐBSCL rất phong phú.Khâu nhân giống hoa lâu nay theo hpương pháp gieo hạt,chiết,giâm cành...chất lượng hoa còn thấp cấp.Người trồng hoa,cây cảnh lá thương phẩm đã trở thành nghề chuyên nghiệp,nhưng vẫn mang tính truyền thống,năng suát,lợi nhuận chưa cao. Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (NN&SHƯD), Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo giới thiệu một số kết quả thử nghiệm và trao đổi các ý kiến về trồng, kinh doanh hoa ở ĐBSCL.
Tại hội thảo, Thạc sĩ Đặng Phương Trâm đã giới thiệu công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất cây giống có chất lượng, góp phần cải thiện tình trạng sử dụng các giống cũ lạc hậu, không cho hiệu quả cao. Khoa NN&SHƯD đã thực hiện thành công việc nhân giống trên các cây hoa thường niên như: cúc, vạn thọ, sống đời, dạ yến thảo, hoa violet châu Phi... và một số cây kiểng lá.
Kết quả: khi đưa cây cấy mô ra trồng thử, cây sinh trưởng tốt, cho hoa đẹp. Những thử nghiệm của Khoa NN&SHƯD cũng cho thấy có thể trồng cúc cắt cành tại vùng khí hậu nóng như các tỉnh ĐBSCL, thay vì phụ thuộc vào hoa từ Đà Lạt cung cấp. Chi phí cho 1 công đất trồng hoa cúc cắt cành năm đầu tiên khoảng 15 triệu đồng. Với giá bán 500 đồng/cành hoa, vụ đầu tiên, nhà vườn đã hòa vốn và từ vụ thứ hai, phần lãi tăng đáng kể vì chỉ đầu tư vào phân, thuốc...
PGS TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Khoa NN&SHƯD cho biết: Tới đây, Khoa sẽ tiếp tục nghiên cứu, đồng thời sẽ hợp tác để có mạng nhân giống hoa rộng khắp từ các viện, trường đến phòng nuôi cấy mô ở các tỉnh cho đến các hợp tác xã.
Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (17/2/2006)
|