Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Việt Nam:Đứng nhóm đầu ASEAN về công nghệ sinh học nông nghiệp vào năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến vào năm 2020 ở Việt Nam.Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp.

Trong 10 năm tới (giai đoạn 2006 - 2015), Chính phủ sẽ dành khoảng 1.000 tỷ đồng (bình quân mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng) chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất thử các sản phẩm của công nghệ sinh học nông nghiệp; hỗ trợ các dự án sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp...

Mục tiêu tổng quát của chương trình này là tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, các nhà khoa học Việt Nam từng bước làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam. Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất một số dòng cây trồng biến đổi gien trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Đến năm 2010, sẽ có khoảng 5 giống lúa thuần, 3 giống lúa lai, 2 giống ngô lai cùng một số giống cây biến đổi gien như: bông, ngô, đậu tương được đưa vào sản xuất. Công nghiệp vi nhân giống được triển khai và phát triển trên quy mô toàn quốc để sản xuất thử sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu về giống cây trồng chất lượng cao, sạch bệnh.

Các nhà khoa học sẽ bắt tay vào nghiên cứu sản xuất vác xin phòng bệnh cho vật nuôi và phấn đấu đáp ứng được nhu cầu cơ bản về vác xin cho vật nuôi vào năm 2015. Các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật sử dụng để kiểm soát 10 loại dịch hại quan trọng được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học nông nghiệp sẽ được đào tạo cơ bản, chuyên sâu, có trình độ cao có khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại. Số cán bộ khoa học được đào tạo vào khoảng 800-1.200 người trong đó có 60 - 80 tiến sĩ, 200 - 250 thạc sĩ...

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp bao gồm: phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào động vật; công nghệ tế bào thực vật; phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gien dành cho khu vực phía Nam. Trên cơ sở các phòng thí nghiệm trọng điểm này, thành lập và phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp.

Sau khi đã tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ khoa học, trong giai đoạn 2011 – 2015, các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam tập trung nghiên cứu công nghệ gien, đồng thời tiếp cận các khoa học mới như: hệ gien học, tin sinh học, protein học, biến dưỡng học, công nghệ nano trong công nghệ sinh học nông nghiệp; đưa công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ khá trong khu vực.

Một số giống cây trồng biến đổi gien vào sản xuất; bước đầu ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật. Một thị trường về công nghiệp sinh học nông nghiệp sẽ được hình thành để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học nông nghiệp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Mục tiêu trong giai đoạn này, công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp từ 20 đến 30% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp.

Đến năm 2020, ngành công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Khi đó, diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học sẽ chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gien chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vác xin cho vật nuôi. Công nghệ sinh học nông nghiệp đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp

Nguồn:VnExpres-bannhanong.vietnetnam.net(9/2/2006)


° Các tin khác
• Bình tuyển, xác nhận giống cà phê chất lượng cao cho Tây Nguyên.
• Kiên Giang: phát hiện giống địa lan quí tại vườn quốc gia U Minh Thượng.
• Chọn giống gà sau dịch.
• Trà Vinh: Cung cấp hơn 200 triệu con cá giống.
• giống tầm mới nhập
• Tiền Giang:Xác nhận giống giống đầu dòng cam mật không hạt.
• Thái Bình:Giống khoai tây mới năng suất 17 tấn/ha.
• Nuôi gà giống Ai Cập kháng dịch bệnh tốt,hiệu quả cao.
• Công nghệ gien tạo ra gạo giàu vi chất dinh dưỡng.
• Ươm thành công giống cá nước lạnh Bắc Âu tại VN
• Các bộ giống lúa tốt, thích hợp cho từng thời vụ
• Giống Lạc
• Cuộc cách mạng giống bông ở Đông Nam bộ
• Triển vọng của giống tằm TN12
• Hoa Địa Lan (Cymbidium spp)
• Hoa Thu Hải Đường (Begonia spp)
• Một số giống rau quả khác
• Hoa Lys
• Hoa hồng
• Hoa Glayơn
• Hoa lan
• Hoa Lily (Lilium spp)
• Hoa Hồng Môn (Anthurium spp)
• Nhân giống thành công một loài cá lăng hiếm
• Một số giống dâu tây mới
• Một số giống ngô lai cho vụ xuân 2005
• Nhân giống vô tính cây hồi
• Công ty sản xuất giống thuỷ sản Phương Nam Huyện Thái Thuỵ
• Giống ngô mới cho người nghèo ở Krông Pa
• Các giống vịt đã, đang nuôi phổ biến ở Việt Nam

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb