Giống Lạc
Giống lạc
LTS:Hội nghị Khoa học công nghệ nông nghiệp (20 năm đổi mới) do Bộ
NN-PTNT tổ chức trong 2 ngày 10- 11/3 tại Hà Nội đã tổng kết bước phát triển
vượt bậc trong các lĩnh vực chọn giống, BVTV, biện pháp canh tác, phân bón...
Bắt đầu từ số báo này, NNVN xin điểm lại một số thành tựu đạt được trong bình
chọn giống và TBKT canh tác tiêu biểu thời gian qua.
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc
đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. 16 giống lạc được công nhận giống
Quốc gia và giống TBKT, trong đó có 10 giống nhập nội, 4 giống chọn tạo bằng con
đường lai hữu tính, 2 giống chọn tạo qua tác nhân đột biến. Các giống mới ra đời
đáp ứng được cho các mục tiêu sản xuất, mùa vụ và các vùng sinh thái khác nhau
trong cả nước có tính bền vững cao.
Giống được tuyển chọn từ tập đoàn nhập
nội:
L02 : Giống lạc L02 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đậu đỗ
(Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam) chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc.
Giống được công nhận giống TBKT năm 1999. Giống lạc L02 có một số đặc điểm
chính như sau: Dạng hình thực vật Spanish, phân cành gọn, sinh trưởng khỏe, lá
nhỏ màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 32-40cm, chống đổ tốt. Giống L02 có
thời gian sinh trưởng 120-125 ngày vụ xuân và 100-105 ngày vụ thu- đông. Năng
suất trung bình 30-35 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 50 tạ/ha. Vỏ lụa hồng đậm,
tỷ lệ nhân cao 68-72%, vỏ quả dày có gân rõ. L02 là giống có khả năng chịu hạn
khá, chống bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn ở mức trung bình khá. L02 có
vỏ lụa hạt dễ chuyển màu và vỏ lụa không kín hạt nên chỉ thích hợp cho công
nghiệp chế biến dầu và tiêu dùng nội địa, không phù hợp cho xuất khẩu. Giống
L02 thích hợp cho các tỉnh phía Bắc trong vụ xuân và thu-đông.
LVT: Giống lạc LVT do Viện Nghiên cứu Ngô quốc gia nhập nội từ
Trung Quốc năm 1992. Được công nhận giống TBKT năm 1998.
Giống lạc LVT thuộc dạng hình thực vật Spanish, phân cành trung
bình, sinh trưởng khỏe, bộ lá màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 56-63cm,
thuộc dạng hình cao cây. Giống LVT có thời gian sinh trưởng 125-130 ngày vụ
xuân, 95-100 ngày vụ hè-thu và 100-105 ngày vụ thu-đông. Năng suất trung bình 19
tạ/ha, cao nhất 23-26 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt đạt 50-55g, thuộc nhóm có cỡ hạt
trung bình. Vỏ lụa trắng hồng, tỷ lệ nhân trung bình72%, vỏ quả gân rõ. LVT là
giống có khả năng chịu rét khá, ít bị thối thân, nhiễm bệnh đốm lá và gỉ sắt,
héo xanh vi khuẩn ở mức trung bình. LVT là giống có khả năng thích ứng rộng
từ đồng bằng trung du bắc bộ đến vùng Duyên hải miền Trung và cao nguyên Nam
bộ.
1660: Do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đậu đỗ - Viện KHKTNN
Việt Nam chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Senegal. Giống được công nhận giống
tiến bộ kỹ thuật năm 1998. Giống lạc 1660 có một số đặc điểm chính như sau:
Dạng hình thực vật Spanish, phân cành gọn, sinh trưởng khỏe, lá màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 42-54cm. Giống
1660 có thời gian sinh trưởng 120-125 ngày. Năng suất trung bình 20-22 tạ/ha,
thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt đạt 50-60 gam, thuộc nhóm
có cỡ hạt trung bình. Vỏ lụa hồng cánh xen, tỷ lệ nhân cao 71-73%, vỏ quả có gân
rõ. 1660 là giống có khả năng chịu nóng khá, dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và gỉ
sắt, héo xanh vi khuẩn.
Giống 1660 thích hợp với đất đồi thấp và cát biển Bắc Trung
bộ. HL25: Giống lạc HL25 có tên gốc ICGSE 56, nguồn từ Viện Nghiên cứu Quốc
tế Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT) được nhập nội từ IRRI vào Việt
Nam năm 1988 trong hệ thống canh tác lúa châu Á (do Trung tâm Nghiên cứu Nông
nghiệp Hưng Lộc nhập nội và tuyển chọn. Giống có thời gian sinh trưởng 90-95
ngày tại các tỉnh ĐBSCL. Kích thước hạt khoảng 40-45 g/100 hạt, năng suất từ
25-30 tạ/ha. Đây là giống thích hợp với hệ thống trồng xen với sắn, bông, cây ăn
quả….
Nguồn tin:NNVN
|