Cuộc cách mạng giống bông ở Đông Nam bộ
Cây bông vải được trồng ở miền Đông Nam bộ từ năm 1986 đến nay. Sản
xuất bông ở đây đã trải qua hai lần thay giống. Từ 1986 đến 1993, giống sản xuất
chủ lực là giống bông thường M456-10. Đây là một giống tốt, có tiềm năng năng
suất cao trên 20 tạ/ha, chất lượng xơ tốt, chống chịu sâu bệnh ở mức khá, thích
nghi sinh thái mưa ẩm nhiệt đới. Giai đoạn này chưa có công nghệ chế biến hạt
giống. Giống được lấy lại từ sản xuất, cấp phát cho người trồng từ 15-20 kg hạt
thô/ha. Chất lượng hạt giống rất kém: Tỷ lệ mọc mầm 60-70%, tỷ lệ cây khỏe thấp,
độ đồng đều quần thể kém, quy trình canh tác theo lối quảng canh, nên năng suất
bình quân thấp (6-7 tạ bông hạt/ha). Từ năm 1994, cuộc thay giống lần thứ nhất
bắt đầu. Các giống bông lai F1: L18, Bioseed-7, VN20 thay thế M456-10. Đồng thời
với việc sử dụng các giống bông lai, quy trình sản xuất cũng được cải tiến cho
phù hợp:
Sử dụng giống bông lai là nền tảng quyết định cải tiến quy
trình sản xuất. Từ niên vụ 1999/2000, diện tích bông ở một số vùng, nhất là ở
Đông Nam bộ có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng chủ yếu do năng
suất bông hạt thấp, kém tính cạnh tranh về hiệu quả kinh tế so với cây ngô và
một số cây trồng khác trong điều kiện nền kinh tế thị trường năng động hơn. Đến
năm 2002, diện tích bông ở Đồng Nai chỉ còn 950 ha so với 7000 ha vào năm 1998;
vùng Đông Nam bộ còn 2.100 ha.
Từ năm 2003, đánh dấu cuộc thay giống lần thứ hai, một bước
ngoặt mới trong việc ứng dụng TBKT- công nghệ về sử dụng giống kháng và quy
trình kỹ thuật canh tác bông. Năm 2003, hơn 90% diện tích bông ở Đông Nam bộ
được trồng bằng giống kháng VN15. Năm 2004 diện tích tăng lên gần 3.000 ha, với
100% là giống lai kháng sâu bệnh, trong đó 63% là giống VN02-2. Trên cơ sở sử
dụng giống kháng sâu, cho phép áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật-công nghệ
phát huy lợi thế cây bông, tăng khả năng cạnh tranh của nó về hiệu quả sản xuất
và giảm đầu tư lao động trong các khâu chăm sóc thu hái; tăng chất lượng, tăng
độ đồng đều các ruộng bông, các kiện bông và lô hàng.
Cụ thể: Dùng giống kháng sâu, cho phép lùi thời vụ gieo bông ở
vụ 2 trong tháng 8 (muộn hơn trước đây 30-50 ngày) là một TBKT mang tính chiến
lược trong việc cải thiện chất lượng xơ.
Dùng giống kháng để tăng mật độ cây, gieo bông theo hàng ngô,
với khoảng cách: (0,8-0,7 m) x (0,2-0,25 m) x 1 cây, kết hợp sử dụng hiệu quả
chất điều tiết sinh trưởng PIX, rút ngắn thời gian ra hoa đậu quả từ 40-50 ngày
trước đây, xuống còn 20-25 ngày. Vì không bị sâu hại, dùng PIX điều khiển được
ruộng bông thoáng, tận dụng được nhiều ánh sáng và khí trời để tăng tỷ lệ đậu
quả, cây bông không phải tái sinh nụ hoa quả, do đó sớm đạt được từ 13-15
quả/cây (70-80 quả/m2), đảm bảo năng suất trên 30 tạ/ha. Do rút ngắn được 20-30
ngày trong thời gian ra hoa đậu quả; nên cây vẫn đủ nước ở cuối vụ mưa để quả
ngọn thành thục. Kể từ đầu tháng 11, số ngày mưa giảm hẳn, ngày nắng xen kẽ
nhiều hơn, là cơ hội cho lứa quả đầu chín nở, tránh bị mưa gây thối, đảm bảo
được chất lượng.
Nguồn tin: NNVN |