Một số giống dâu tây mới
Ngoài một số giống dâu tây cũ của Pháp và Mỹ, Đài Loan, Israel
đang được trồng ở Đà Lạt vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau, hoa Đà
Lạt đã thành công trong việc chọn lọc và lai tạo được một số giống dâu tây
mới:
- Dòng Taiwan 6 lai Quinault 4 và Taiwan 6 lai Quinault 6 là
các dòng dâu tây có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng do có tỉ lệ
đậu quả lớn và độ cứng thấp, nên có thể định hướng phát triển sử dụng vào mục
đích chế biến.
- Dòng (23 x173) 4 có chất lượng, tiềm năng năng suất và tỉ lệ quả lớn
cao, quả đồng đều nên rất có triển vọng phát triển. Tuy vậy, dòng này có yếu
điểm là vỏ mềm nên cần có quy trình sản xuất và quản lý sau thu hoạch thích hợp
khi đưa vào sản xuất. Khả năng nhiễm bệnh thán thư ở dòng này khá cao, tương
đương với giống đối chứng của Israel (Mỹ Đá).
- Dòng 71x228 là dòng rất có triển vọng đưa vào sản xuất trong
điều kiện hiện nay do tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời quả
đẹp, hấp dẫn với độ cứng khá tốt. Yêu cầu kỹ thuật đối với các giống dâu tây
mới
- Môi trường MS có bổ sung một số chất kích thích sinh trưởng
như BA, NAA là môi trường thích hợp cho việc phân nhanh invitro bằng phương pháp
cụm chồi, có thể đưa cây ra giá thể với tỉ lệ sống cao.
- Môi trường MS có bổ sung 0,2g NAA và 0,2g than hoạt tính/lít
là môi trường thích hợp để tái sinh bộ rễ invitro.
- Quang chu kỳ có hiệu quả kích thích sinh trưởng cây và gia
tăng số lượng cây con/cây mẹ. Vì vậy, thích hợp để ứng dụng trong quy trình sản
xuất cây giống sạch bệnh.
- Thời gian đặt bầu 5 ngày sau khi mầm rễ xuất hiện là thích
hợp nhất để có cây giống khoẻ và chắc chắn trong bầu. Vì vậy, trong sản xuất cây
giống bằng phương pháp bầu đất, nên áp dụng phương pháp đặt bầu này.
- Nếu cây con được tỉa bớt lá, chỉ để một lá xoè và lá đọt, có
khả năng ra rễ tốt và cho phép tiết kiệm không gian nhà lưới trong thời gian
giâm ra rễ. Vì vậy, có thể áp dụng biện pháp này trong quá trình sản xuất đại
trà cây giống sạch bệnh.
Trong quá trình trồng khảo nghiệm, các nhà khoa học đang tiến
hành nhân nhanh bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để cung cấp giống dâu
sạch bệnh cho người trồng với số lượng lớn.
Bón phân hữu cơ
Cây cam sành rất thích hợp với phân hữu cơ, hơn nữa đất đai ở
vùng nhiệt đới nóng và ẩm như ĐBSCL chất hữu cơ rất mau phân huỷ nên việc bón
phân hữu cơ cho cây là cần thiết. Tuỳ điều kiện kinh tế mà các nhà vườn, có điều
kiện sử dụng phân bón như phân cá, đầu tôm, hữu cơ sinh học, vi sinh của các nhà
máy như lân cá, Sông Gianh, Dynamic...; không có điều kiện thì bón phân gà, dơi,
phân heo, phân xanh từ cỏ trong vườn ủ lại...
Giữ cỏ trong vườn: Các loại cỏ như rai trại, cho bò lên cây cam
sành, lá cỏ sẽ che phủ vườn quanh năm.
Bón vôi: Hàng năm bón khoảng 1.000kg/ha, chia làm 2 lần vào đầu
và cuối mùa mưa.
Trồng cây chắn gió: Trồng cây bông bụp hay cây tràm bông vàng,
keo tai tượng ở hướng gió mạnh nhất trong năm, để bảo vệ vườn, không nên trồng
cây bạch đàn.
Ngoài ra, việc sử dụng IPM trên cây cam sành, hay bao trái cũng
nên được áp dụng để tạo ra trái cam sành đẹp hơn, chất lượng hơn...
Nguồn tin: NNVN |