Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Sử dụng giống lúa chín cực sớm cho luân canh tăng vụ

Từ giữa thập kỷ 80, Viện Lúa ĐBSCL có chương trình tạo chọn giống lúa cực sớm, lọai cao sản xuất khẩu 78 ngày trở lên, như OMCS 21 (OM3536)với hàng chục vạn ha ở Nam bộ, như lúa lai 2 dòng Việt lai 20 ở Bắc bộ 85-90 ngày. Tuy mới diện tích sử dụng đã đạt 5.000 ha. Cả 2 giống đều đạt 7-8 T/ha. Rút ngắn chu kỳ sản xuất lúa bằng chọn tạo những giống chín cực sớm, thời gian vụ lúa chiếm ruộng giảm.

Đây là biện pháp thân thiện với môi trường, vì không những phân bón, thuốc sâu, nước tưới giảm theo, mà còn tạo điều kiện quỹ đất và thời gian cho hệ thống canh tác có hiệu quả cao, như lúa-cá/tôm, lúa-màu… Số lượng giống lúa chín cực sớm mới có trên 10 giống trong số trên 200 giống ở mỗi vùng và gần 700 giống trong cả nước. Số giống lúa mới nhập nội và chọn tạo trong nước xấp xỉ bằng nhau và bằng 45-46% tổng số giống đang dùng trong sản xuất, trong đó ở Nam bộ có số giống mới chọn tạo trong nước chiếm 75%, ở Bắc bộ số giống nhập nội, chủ yếu từ Trung Quốc bằng tỷ lệ trên.

Hiện nay giới hạn tối thiểu thời gian sinh trưởng của lúa cao sản giảm còn 80 ngày như giống lúa OMCS 21, không như trước đây 90-95 ngày. Đã có cơ sở để rút ngắn hơn, vì có giống mà chu kỳ sản xuất của nó chỉ có 60-65 ngày và giống OMCS 7 có 75 ngày có nơi đạt 6-7 tấn/ha, tuy chưa thích hợp với sản xuất rộng, nhưng vẫn còn trong sản xuất, như ở Yên Bái năm 2001 được sử dụng trên 200 ha. Tôi xin giới thiệu hai giống lúa chín cực sớm OMCS 21 và OMCS nếp 22.

1- OMCS 21 (tên gốc OM 3536)

Giống lúa OMCS 21 có tên gốc là thứ tự cặp lai OM 3536, giống này được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ 20 và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất từ năm đầu của thế kỷ 21, được lựa chọn dòng từ những biến dị của cặp lai TD / OM 1738. Tuy giống OMCS 21 có được tuyển lại, cứng cây hơn chút ít, nhưng vẫn thuộc loại yếu rạ và có giảm mùi thơm, nói chung không khác gì giống OMCS 21 đưa ra sản xuất trước nên rất khó phân biệt 2 giống.

OMCS 21 là giống lúa thơm đầu tiên thuộc loại cao sản xuất khẩu chín cực sớm. TGST ở Nam bộ của giống OMCS 21 thay đổi từ 78-85 ngày. Khi cấy, nhất là cấy 1 dảnh để nhân giống có TGST khoảng 100 ngày. Ở tỉnh Trà Vinh và tỉnh Cần Thơ, có ruộng lúa OMCS 21 với TGST chỉ có 78 ngày mà đã đạt năng suất cao đến 7-8 T/ha (1999). Năng suất trung bình của lúa OMCS 21 đạt khoảng 6T/ha trong vụ đông xuân và 4T/ha trong vụ hè thu ở ĐBSCL, với 350-400 bông/m2, 26g/1.000 hạt... Trong điều kiện nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, khi trắc nghiệm ở hộp mạ rầy nâu cho thấy giống lúa OMCS 21 hơi nhiễm rầy nâu (cấp 5); khi trắc nghiệm ở nương mạ đạo ôn, OMCS 21 hơi kháng bệnh đạo ôn (cấp 3).

Về chất lượng gạo, hạt gạo OMCS 21 có chiều dài trên 7 mm, hàm lượng amylose khỏang 23%, cơm dẻo, mùi thơm nhẹ.

2- OMCS nếp 22 (OM 2008 chọn lại)

Giống lúa OMCS nếp 22 có tên gốc để giới thiệu vào sản xuất là OM 2008, là thứ tự cặp lai là OM 2008-7-4-6, được lai tạo và tuyển chọn từ cặp lai OM 43-26/IR 65. Sau 10 năm, cũng tác giả Nguyễn Văn Lõan lại chọn lại ra dòng thuần trắng đục đặc trưng của gạo nếp, trước đó đục trong lẫn lộn. Tuy nhiên, trồng lúa nếp nếu không chọn thuần liên tục ruộng lúa dễ sinh biến dị mà không đồng đều nữa. Giống OMCS Nếp 22 nếu sạ (gieo thẳng) ở ĐBSCL như sản xuất đại trà thì có thời gian sinh trưởng khoảng 85-90 ngày, chiều cao cây khỏang 70-90 cm.

Về phản ứng với sâu bệnh, OMCS nếp 22 kháng rầy nâu khá (cấp 3), hơi nhiễm và nhiễm đạo ôn (cấp 5 đến 7) như nhiều giống lúa nếp khác. Hạt gạo OMCS nếp 22 dài khoảng 6,5 mm, thon với tỷ lệ dài/rộng là 3. Khi nấu xôi hay nấu cơm nếp ăn ngay lúc còn nóng thì rất dẻo, khi nguội trở nên cứng, giảm độ khóai khẩu, nhưng lại thích hợp với nhiều người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh, cho nên đồng bào ở đây và một số nơi khác đang tự nhân giống trên hàng ngàn ha để phát triển song song với quá trình khảo nghiệm.

Giống lúa OMCS nếp 22 là giống nếp chín cực sớm cao sản đầu tiên có nhiều triển vọng phát triển, nhất là ở vùng có nhiều dân tộc Khmer ở ĐBSCL.

Theo NNVN


° Các tin khác
• Thông báo các giống lúa mới thích hợp tại Lâm Đồng
• Các giống rau và cây có củ (Do Viện cây lương thực – cây thực phẩm lai tạo)
• Giống đậu tương
• Một số giống cây ăn quả
• Trồng giống cà rốt PS 3496
• Dự án giống lúa xác nhận phát huy tác dụng ở Nghệ An
• Lai tạo giống Cừu với những kết quả bước đầu 
• 500 con heo giống đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất
• Công ty CP giống cây trồng Miền nam: Giới thiệu giống cỏ mới chịu hạn
• ICRISAT trồng thử nghiệm có hạn chế cây đậu xanh chuyển gen
• Nghề trồng hoa kiểng ở Bình Lâm
• Một số giống cây ăn quả triển vọng (Tiếp theo)
• Một số giống cây ăn quả triển vọng
• Các giống cây ăn quả lai tạo
• Các giống cây ăn quả đầu dòng
• Vĩnh Phúc đã xác định được 8 giống ngô có triển vọng gieo trồng ở địa phương
• Viện nghiên cứu ngô xin trân trọng giới thiệu : Giống ngô lai chất lượng protein cao HQ2000
• Ngô Bioseed 9034 ở Nông Cống
• Bộ sưu tập các giống dừa của ông Tám Thưởng
• Tạo ra được 95% cá rô phi đơn tính
• ĐBSCL: Mùa cá kèo giống
• Những kết quả bước đầu của công tác thực nghiệm, thí nghiệm về giống lúa
• Đậu tương DT96 trên đất Liên Châu
• Tập đoàn giống lúa OMCS
• Giống chè và năng suất chất lượng chè
• Giới thiệu một số giống lúa mới
• Giống lúa lai Nghi hương 2308
• Tạo giống cừu mới: Khoa học bắt kịp nhu cầu chăn nuôi!
• Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam
• Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb