Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Bộ sưu tập các giống dừa của ông Tám Thưởng

Vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (Tám Thưởng) là bộ sưu tập độc nhất vô nhị. Ngày 29/9/2004, ông được Viện Tài nguyên giống cây trồng quốc tế (IPGRI) và Ngân hàng phát triển châu Á công nhận "Người tiêu biểu của phong trào trồng xen canh cây nông nghiệp trong dự án duy trì và phát triển dừa, tạo ra những kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng người nghèo ở vùng nông thôn". Giải thưởng "Cây của cuộc sống" (Tree of life award) là một niềm vui mà ông chưa dám mơ tới.

Nhưng đó là sự thật. Ông đã trở thành nông dân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được Hiệp hội Dừa châu Á Thái Bình Dương (APCC) trao tặng giải thưởng này. Ông Tám là dân cố cựu ở Cồn Ốc (xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, Bến Tre). Cũng như bao nhiêu người ở Cồn Ôëc, chiến tranh lan tràn khiến phải ly hương. Những năm bình yên, nhưng dừa chịu cảnh thăng trầm khi giá chỉ còn 500 đồng/trái, ai nấy đốn dừa trồng cây ăn trái ngắn ngày, nhưng ông vẫn "lội ngược" tìm giống dừa lạ đem về trồng trong vườn.

Một hôm, đoàn công tác từ Viện Nghiên cứu Dầu thực vật về Cồn Ốc khảo sát để trồng thử nghiệm giống dừa lai PB121. Ông Tám chở 75 trái dừa giống về, bà con chòm xóm lắc đầu chê trái quá nhỏ. Chỉ có ông Tám là vẫn tin các nhà khoa học. Hai năm sau, dừa PB121 ra luỡi mèo, nhanh hơn giống dừa địa phương. Ba năm sau nữa (1999), dừa ra trái rất sai, bẹ nào cũng có buồng, buồng nào cũng hơn 20 trái. Với 2,5 ha vườn dừa trồng xen bưởi da xanh, cam, quýt đường, mỗi năm ông thu nhập trên 100 triệu đồng.

Năm 1999, ông nhận được chiếc huy chương nặng 3,5 chỉ vàng 18k của APCC tặng thưởng công lao của ông trong việc trồng và đối chiếu năng suất, hiệu quả kinh tế giữa giống dừa lai PB121 và giống dừa địa phương, tự đúc kết hiệu quả mô hình trồng xen canh trong vườn dừa. Ông Tám đối chiếu giữa hình thức trồng dừa chuyên canh (thu nhập chừng 20 triệu đồng/ha/năm là hết cỡ), xen canh thì thu nhập tăng gấp 2, 3 lần. Ông Tám tập cho mình cách ghi chép những dữ liệu liên quan đến cây dừa và lưu trữ cẩn thận để làm cơ sở so sánh, tính toán.

 Hiện tại, trong vườn của ông có 14 giống dừa nội và một giống dừa ngoại (dừa ta xanh, dừa ta đỏ, dừa ta vàng, dừa dâu xanh, dừa dâu đỏ, dừa dâu vàng, dừa xiêm xanh, dừa xiêm núm, dừa dứa, dừa ẻo đỏ, dừa ẻo xanh, dừa núm và dừa PB121). Riêng giống dừa lai PB121 nước không ngọt, trái sai, cơm dầy, dầu nhiều, cơm dừa phơi khô ít nhót và nặng cân hơn dừa địa phương. Dừa ta (khô) thường đứng ở mức 17.000 - 20.000 đồng/chục, còn dừa PB121 giá bán thấp hơn 4.000-5.000 đồng/chục, nhưng năng suất 140 trái/năm nên hiệu quả khá cao.


Năm nay đã ở vào tuổi " thất thập cổ lai hi", ông Tám Thưởng vẫn chưa chịu dừng bước, hễ nghe ở đâu có giống dừa lạ là ông lập tức lên đường tìm cho bằng được. Ông chỉ có ao ước làm giàu bộ sưu tập của mình.

ĐBSCL: Sử dụng công nghệ mới trong làm đập ngăn mặn
Tại Bạc Liêu, đập Phước Long đã được ngành NN - PTNT tỉnh chính thức vận hành. Đập bán kiên cố , xây dựng theo công nghệ đập sà lan chìm tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long- lần đầu tiên ứng dụng ở khu vực ĐBSCL do Viện Khoa học Thủy lợi Hà Nội và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thiết kế, thi công và chuyển giao. Đập Phước Long có nhiệm vụ phối hợp với hệ thống ngăn mặn vùng Nam kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp để giữ ngọt, đảm bảo ổn định sản xuất cho trên 45.000ha chuyên canh lúa trong vùng ngọt hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Công trình có chiều dài đập 45 m, cao trình đỉnh đập + 1 m, cao trình đáy đập - 2,2 m, bề rộng khoang thông nước 12 m, chiều dài đập sà lan 16 m và chiều rộng đập sà lan 8 m; kinh phí dự toán khoảng 2,7 tỉ đồng.

Nguồn Tin:NNVN


° Các tin khác
• Tạo ra được 95% cá rô phi đơn tính
• ĐBSCL: Mùa cá kèo giống
• Những kết quả bước đầu của công tác thực nghiệm, thí nghiệm về giống lúa
• Đậu tương DT96 trên đất Liên Châu
• Tập đoàn giống lúa OMCS
• Giống chè và năng suất chất lượng chè
• Giới thiệu một số giống lúa mới
• Giống lúa lai Nghi hương 2308
• Tạo giống cừu mới: Khoa học bắt kịp nhu cầu chăn nuôi!
• Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam
• Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam
• VN thực hiện bảo tồn gene giống heo đen
• Trà Vinh: giống lúa mới cho vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn
• Trồng thử nghiệm giống mía kháng virus
• Philipines: Chuẩn bị có trâu nhân bản?
• ĐBSCL: giống đậu nành OMĐN1 triển vọng
• Xoài
• Vú Sữa
• Sầu Riêng
• Măng Cụt
• Mít
• Mận
• Giống là tiền đề phát triển chăn nuôi hàng hoá
• Thái Nguyên: tăng diện tích giống Việt Lai 24 trong vụ xuân
• Quảng Bình: giống đậu xanh DX 404 hiệu quả kinh tế cao
• Hai cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh
• IRRI nghiên cứu thành công giống lúa chịu hạn
• Ba giống cỏ mới phục vụ chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre, Kiên Giang: Ráo riết chuẩn bị con giống gia súc
• Nuôi, ấp thành công chim trĩ

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb