Những kết quả bước đầu của công tác thực nghiệm, thí nghiệm về giống lúa
1. Khảo sát tập đoàn 11 giống lúa của viện cây lương thực và cây thực phẩm Tháng 5-1985, Trại giống lúa tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận 11 giống lúa của Viện cây lương thực và cây thực phẩm Bộ nông nghiệp:
2765, C10, C15, U9, U6, U17, N6, N7, N11, và N12
Trại đã triển khai gieo cấy trong vụ mùa 1985, với hình thức thực nghiệm khảo sát, nhằm mục đích theo dõi, ghi nhận đánh giá sơ bộ những đặc điểm sinh trưởng, phát triển khả năng cho năng suất của các giống nói trên. Kết luận:
- Tất cả các giống đều cho năng suất trên 40 tạ/ha (thấp nhất 43 tạ/ha, cao nhất 56,1 tạ/ha);
Giống C15 và 4 giống mang ký hiệu N có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn nhất so với các giống khác trong tập đoàn và cũng ngắn hơn so với giống NN5B đang phổ biến đại trà trong vụ mùa hiện nay (TGST của NN5B là 142 ngày).
- 3 giống C15, N6, và N7 cho năng suất trên 50 tạ/ha và còn có khả năng cho năng suất cao hơn nữa nếu cấy với mật độ cao hơn.
Các giống U6 và U9 thuộc loại hình cao cây, mặc dù có số chồi hữu hiệu thấp nhưng có bông to, số hạt chắc nhiều nên bước đầu đã cho năng suất cao (54 - 56 tạ/ha).
- Các giống C10 và U17 cho năng suất khá nhưng có TGST quá dài (160 và 157 ngày), khó có thể bố trí vào cơ cấu giống trong điều kiện cần phát triển thâm canh như hiện nay. Tuy nhiên, cần tiếp tục khảo sát và thử nghiệm những giống có TGST dài (hơn 150 ngày), cao cây, nhưng có khả năng cho năng suất cao như C10 và các giống mang ký hiệu chữ U, trong điều kiện đầu tư thâm canh thấp, nhằm xác định những giống có thể thay thế các giống lúa mùa địa phương cao cây, dài ngày nhưng có năng suất thấp (dưới 30 tạ/ha) đang cần được gieo cấy ở nhiều nơi trong tỉnh.
- Chiều cao cây của tất cả các giống của tập đoàn giống này đều cao hơn các giống lúa đang phổ biến đại trà hoặc chuẩn bị phổ biến.
- TGST và chiều cao cây của các giống đều khác biệt so với số liệu ghi nhận ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
- TGST: có khuynh hướng dài ngày hơn từ 8 - 15 ngày.
- Chiều cao cây: thấp hơn 10 - 20 cm.
2. Kết quả thí nghiệm về các giống lúa đã thực hiện
* Kết quả thí nghiệm so sánh năng suất giữa các giống lúa
Trong vụ mùa 1984 và vụ đông xuân 1984 - 1985, trại giống lúa trồng thí nghịêm so sánh năng suất 9 giống lúa NN3A, NN6A, NN7A, NN8A, NN4B, NN5B, 1R8423, IR 3240 - 10-1 và IR 13240-53-6.
Trong vụ mùa 1985, Trại giống lúa chỉ trồng thí nghiệm 5 giống lúa: NN6A, NN5B, IR8423, IR 13240-10-1 và IR 13240-52-6.
3. Kết luận
Các giống lúa NN3A, NN7A, NN8A, NN4 có những đặc tính nông học không phù hợp và không có khả năng cho năng suất cao trong vụ mùa, do đó không nên gieo cấy đại trà trong vụ mùa.
Các giống NN6A, IR 8423, IR 13240-53-6 có thể đạt năng suất cao, thỏa mãn được yêu cầu sản xuất hiện nay, nhưng trong vụ mùa chưa thể hiện tính ổn định năng suất, lép nhiều.
Giống NN5B vẫn là giống có năng suất cao và càng ngày càng ổn định hơn trong vụ mùa.
Giống lúa IR 13240-10-1 có năng suất cao ngang bằng hoặc hơn giống NN5B ở vụ lúa mùa. IR 13240-10-1 còn mang nhiều đặc tính tốt như thấp cây, TGST ngắn, số chồi hữu hiệu tướng đối cao, lép ít. IR 13240-10-1 còn là giống thích hợp để gieo thẳng hơn so với các giống lúa đã từng có năng suất cao, thấp cây và đặc biệt là TGST ngắn (125130 ngày).
* Kết quả thí nghiệm về mật độ cấy
Trong vụ đông xuân 1984-1985, mật độ cấy để giống NN6A cho năng suất cao nhất (54,4 tạ/ha) là 80-85 khóm/m2 (tương ứng với khoảng cách 10x12 cm).
Trong vụ hè thu 1985, giống NN6B cấy với mật độ 60-65 khóm/m2 (tương ứng với khoảng cách 10x15 cm) cho năng suất cao nhất (55,3 tạ/ha).
Mật độ cấy thưa hơn từ 45-55 khóm/m2, (tương ứng với khoảng cách 15x15 cm) đã cho năng suất thấp hơn các mật độ cao.
Nguồn tin :Trạm Giống Lúa Tỉnh Lâm Đồng
|