Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Giống

Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam

Cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật khác, giống lúa lai đã góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lúa trên đồng ruộng, đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc. Tuy vậy, mặt trái phía sau tấm huân chương là cả một thị trường giống lúa lai đầy phức tạp. Thị trường đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác Trung Quốc.

Theo một thống kê gần đây của Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương, vụ đông xuân và vụ mùa ở đồng bằng sông Hồng có 10/98 loại giống lúa được xếp loại hàng đầu. Điều đặc biệt đáng quan tâm là trong tốp này chỉ có duy nhất 1 giống lúa chọn tạo trong nước là Xi23 của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và một giống lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế là Iri352, còn lại là giống lúa lai, lúa thuần của Trung Quốc.

Buông lỏng quản lý

Tính đến nay, nước ta đi vào sản xuất lúa lai khoảng chục năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm qua Nhà nước đã phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển lúa lai, thông qua các chương trình: nghiên cứu khoa học, chương trình khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, các dự án hợp tác quốc tế, nghiên cứu lai tạo giống, hỗ trợ vật tư sản xuất lúa lai F1, tập huấn sản xuất, trợ giá giống lúa lai cho nông dân...

Riêng chương trình sản xuất giống lúa lai đã được Bộ đầu tư gần 20 tỷ đồng và mỗi năm các tỉnh vẫn phải trợ giá nhiều tỷ đồng cho các công ty nhập giống lúa lai từ Trung Quốc. Đầu tư cho lúa lai tốn kém, phát triển lúa lai rầm rộ nhưng nông dân được gì?

Câu trả lời rất đơn giản là hàng vụ sản xuất họ vẫn phải móc hầu bao vốn đã lép kẹp, mua với giá 20-26 nghìn đồng/kg giống lúa lai Trung Quốc, trong khi có các công ty giống bán 1 tấn giống lúa lai họ lãi 1,5 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, nghiên cứu giống lúa lai cứ teo tóp, hụt hơi dần...

Nguyên nhân chính là do nhiều năm qua ngành chủ quản, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, buông lỏng công tác quản lý từ nghiên cứu, sản xuất đến khâu cung ứng giống lúa lai. Do đó không ít kẻ đã lợi dụng "đục nước béo cò".

Trong giới cung ứng giống lúa lai không ít người đã phất lên một cách nhanh chóng và có không ít người đã "tách đàn" làm ông chủ mới. Bí quyết làm giàu của họ là phương thức gửi giá. Nghĩa là, mỗi lần mua "nỉ hảo" với chủ Trung Quốc thì gửi được nhiều 1-2 NDT/kg, ít thì 0,5 NDT/kg. Một người làm được, rồi 2 người, 3 người thành... "phong trào". Cứ mùa vụ đến họ đua nhau lên biên giới như đi trẩy hội, có người sang tận Hà Khẩu tìm đối tác mua giống lúa lai và kèm theo đó là gửi giá. Mua hàng chục, hàng trăm tấn đã kiếm được một món tiền lớn, khoẻ re.

Ai cũng biết gửi giá là tham nhũng, là tìm cách moi tiền Nhà nước, là móc hầu bao lép kẹp của nhà nông, nhưng họ vẫn "tích cực" làm, càng làm càng hăng say vì lợi nhuận cao, dễ làm. Tệ hại nhất là đã lao vào con đường "kiếm chác" thì không ai còn màng tới chuyện nghiên cứu, sản xuất giống lúa lai trong nước.

Vì vậy, giống lúa nội cứ tụt dần, từ 40%, giảm xuống còn 12%, rồi 10%...

Bao giờ Việt Nam tự túc được giống lúa lai?

Trước diễn đàn kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đã thay mặt cử tri chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát rằng, nước ta đã sản xuất lúa lai cả chục năm nay tại sao hàng vụ sản xuất nông dân vẫn phải gồng mình mua giống lúa lai Trung Quốc với giá quá đắt? Tình trạng này còn kéo dài đến bao giờ?

Bộ trưởng cho biết: "Lý do chậm đáp ứng nhu cầu của nông dân chủ yếu là do trình độ kỹ thuật trong nước đang trong thời kỳ xây dựng nên khả năng chọn tạo, sản xuất và cạnh tranh còn thấp... Bộ đang tổ chức thực hiện dự án đẩy mạnh phát triển chọn tạo và sản xuất giống lúa lai để đến năm 2010 đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước".

Bình luận về con số Bộ trưởng nêu ra, nhiều nhà khoa học nông nghiệp cho rằng 70% giống lúa lai cho 500 nghìn ha như hiện nay thì khả thi, còn nếu 70% giống lúa lai cho 1 triệu ha lúa lai như mục tiêu đã đề ra là không tưởng. Vì chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản xuất hạt giống lúa bố mẹ và dòng bất dục đực là bí mật quốc gia của Trung Quốc. Họ cấm xuất khẩu hạt giống bố mẹ, đây là khó khăn của Việt Nam.

Nam Định là tỉnh tham gia chương trình sản xuất giống lúa lai từ năm 1995. Ngày đó tỉnh mời cả chuyên gia Trung Quốc về hướng dẫn cán bộ nòng cốt quy trình sản xuất giống lúa lai, kết hợp lý thuyết với thực hành. Chưa đủ, Nam Định còn kết hợp với các viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, viện di truyền nông nghiệp... tổ chức sản xuất giống lúa lai.

Với diện tích 250 ha ở 30 hợp tác xã, sản lượng giống lúa lai đạt 450 tấn, đáp ứng được 50% diện tích lúa lai của toàn tỉnh. Vì vậy, Nam Định được phong là "cái nôi" sản xuất giống lúa lai của các tỉnh miền Bắc.

Thế nhưng, 10 năm sau vụ đông xuân năm 2005, diện tích sản xuất giống lúa lai của toàn tỉnh chỉ còn 65 ha, sản lượng 125 tấn, đáp ứng được 15% nhu cầu sản xuất. Đó là do nông dân, các trạm trại, lực lượng chủ lực sản xuất giống lúa lai bị bỏ rơi, sản xuất giống ra không biết bán cho ai?

Ông Đinh Văn Tâm, Phó chủ nhiệm hợp tác xã Xuân Kiên (Xuân Thuỷ) nêu ra một dẫn chứng cụ thể, việc đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống lúa lai hiện nay (4, 7 triệu đồng/ha) theo ba rem cách đây đã 10 năm không còn sát thực, vừa thấp về giá trị đầu tư, vừa không phù hợp với nhu cầu sản xuất.

Đấy là chưa nói tới việc bất hợp lý, giống ngoại được trợ giá, giống nội lắm rủi ro về thời tiết và sâu bệnh lại không có chính sách bảo hộ. Điều này vô hình chung khuyến khích các doanh nghiệp, kể cả các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tích cực hăng hái nhập khẩu giống lúa lai, mà "quên" mất sản xuất trong nước.

Đã đến lúc phải giành lại thị trường lúa lai trên sân nhà. Nhưng bằng cách nào? Cuối tháng 6/2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội nghị bàn kế hoạch phát triển lúa lai 2005-2010, trong đó có một nội dung quan trọng là lên phương án tự túc được một phần cơ bản về giống. Và việc đầu tiên gấp rút phải làm là tổ chức lại hệ thống sản xuất giống lúa lai.

Một giải pháp quan trọng khác, như Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trình bày trước Quốc hội, là chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho địa phuơng thì mới làm nhanh được. Vấn đề tiếp theo là chính sách, là chế độ đầu tư và cuối cùng là đầu ra, xin trả lại thị trường cho giống lúa lai nội địa như đã từng dành cho lúa lai Trung Quốc.

Nguồn tin: Vneconomy


° Các tin khác
• Giành chỗ đứng cho giống lúa lai Việt Nam
• VN thực hiện bảo tồn gene giống heo đen
• Trà Vinh: giống lúa mới cho vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn
• Trồng thử nghiệm giống mía kháng virus
• Philipines: Chuẩn bị có trâu nhân bản?
• ĐBSCL: giống đậu nành OMĐN1 triển vọng
• Xoài
• Vú Sữa
• Sầu Riêng
• Măng Cụt
• Mít
• Mận
• Giống là tiền đề phát triển chăn nuôi hàng hoá
• Thái Nguyên: tăng diện tích giống Việt Lai 24 trong vụ xuân
• Quảng Bình: giống đậu xanh DX 404 hiệu quả kinh tế cao
• Hai cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh
• IRRI nghiên cứu thành công giống lúa chịu hạn
• Ba giống cỏ mới phục vụ chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre, Kiên Giang: Ráo riết chuẩn bị con giống gia súc
• Nuôi, ấp thành công chim trĩ
• Trà Vinh: Nhân giống thành công giống cá lóc môi trề
• Giống ngô lai đơn cực sớm LSB3
• Khế
• Chôm chôm
• Chanh Giấy
• Bưởi
• Giới thiệu giống gà Móng
• DT 96 - Giống đậu tương cao sản
• Vĩnh Long: Công bố 21 giống cây đặc sản
• 12 giống lúa lai mới triển vọng cho vụ đông xuân 2006

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb