Trồng thử nghiệm giống mía kháng virus
Mía là cây trồng quan trọng và cũng là đối tượng
của các vật chủ gây bệnh. Mức bội thể cao cũng khiến các chương trình nhân giống
thông thường khó có thể thực hiện được do chúng đòi hỏi việc lai chéo hàng ngàn
cây và mất từ 8 tới 10 năm thử nghiệm để tạo ra một cây canh tác đại trà. Chuyển
đổi di truyền cây mía là một trong các kỹ thuật hiện có nhằm tăng sản lượng và
tính kháng bệnh đối với cây trồng này.
Với quan điểm đó, R.A. Gilbert thuộc Trường Đại học Florida
(Mỹ) và các đồng nghiệp đã thực hiện "đánh giá về nông học đối với các giống mía
đã biến đổi có tính kháng virus gây bệnh khảm cây mía". Nghiên cứu của họ được
đăng trên số ra mới nhất của Tạp chí Khoa học cây trồng. Virus gây bệnh khảm cây
mía (SCMV) là một bệnh nguy hiểm ở cây mía.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã biến đổi tổng số 386
cây với hình thức không thể dịch mã được đối với gen protein bọc E dòng SCMV vào
cây canh tác CP 84-1198 và CP 80-1827. Sau khi thử nghiệm trên cánh đồng đối với
một số giống chuyển gen, họ phát hiện thấy rằng, cây chuyển gen có nguồn gốc từ
CP 84-1198 có lượng đường mía (TSH) lớn hơn và tỷ lệ mắc bệnh SCMV thấp hơn
nhiều so với các giống chuyển gen có nguồn gốc từ CP 80-1827. Vẫn có sự khác
biệt giữa các cây trồng được thử và các nhà nghiên cứu đề nghị trồng thử nghiệm
mía chuyển gen nhiều hơn để đảm bảo rằng tất cả các cây trồng đều thể hiện đặc
tính thống nhất.
Nguồn
tin: www.vnast.gov.vn |