Việt Nam sẽ tăng sản lượng lúa lai
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện thiếu giống lúa lai và phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã phát triển hàng chục giống lúa lai, tuy nhiên hầu hết đều đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhiều giống lúa lai trong nước có chất lượng thấp, không có khả năng chống đỡ với sâu bệnh.
Việt Nam đã phải nhập khẩu 80% giống lúa lai cho vụ đông xuân. Trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 11.000-14.000 tấn hạt giống lúa lai khác nhau, chủ yếu từ Trung Quốc.
Kể từ năm 1992, hơn 82 tỷ đồng (gần 5,2 triệu USD) thuộc ngân sách nhà nước và cũng khoảng chừng đó từ ngân sách của các tỉnh đã được đầu tư cho việc phát triển lúa lai. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đó được giải ngân rất chậm, ngoài ra điểm đến của những nguồn vốn này quá nhiều, đó là các viện nghiên cứu và các tổ chức của các địa phương. Vì vậy, kết quả là cho ra đời rất ít các giống lúa lai có chất lượng cao.
Hiện nay, giống lúa lai Viet Lai 20 được coi là giống lúa lai duy nhất có hiệu quả trên toàn quốc. Thời gian tăng trưởng của giống lúa này chỉ từ 85-115 ngày. Giống lúa này có khả năng chống chịu các loại bệnh cây trồng và sâu bệnh thông thường, và cho năng suất từ 6,5-8 tấn/ha.
Nông dân Việt Nam bắt đầu trồng lúa lai từ năm 1992. Hiện có khoảng 600.000 ha trên cả nước trồng lúa lai với sản lượng trung bình gần 6,4 tấn/ha.
Việt Nam hiện đang chú trọng vào sản xuất lúa lai, nhằm đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sản xuất trong năm 2010.
Việt Nam sản xuất 35,7 triệu tấn gạo trong năm 2004, tăng 3,5% so với 2003. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 4 triệu tấn, chủ yếu sang vùng Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.
Nguồn tin: Riceonline |