Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Ngành hồ tiêu Việt Nam: cả thế giới đang nhìn ta qua kính lúp!

Chiếm tới 40% thị phần hồ tiêu XK trên toàn thế giới, Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các nước. Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, sự phát triển ổn định liên tiếp trong nhiều năm qua đã tạo bước đệm thuận lợi ^cho ngành hàng này tiến tới mục tiêu điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới…

Nỗi trăn trở nâng cao vị thế hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế không chỉ được đặt ra trong bối cảnh khắc nghiệt của quá trình hội nhập hiện nay. Ngay từ thời điểm sóng gió của ngành hàng này – những năm 1999 đến 2001 – sự tụt giảm ghê gớm của giá tiêu XK (từ 3.000 USD/tấn xuống còn 1.200 – 1.350 USD/tấn) đã sớm đặt lên vai những người trồng và XK hồ tiêu Việt Nam một gánh nặng ngàn cân. Cung vượt cầu quá xa.

Riêng Việt Nam, trong vòng 5 năm (từ 1995 - 2000) diện tích hồ tiêu tăng chóng mặt, từ 6.500 ha lên tới 40.000 ha, trung bình tăng 6.700 ha/năm. Trong suốt nhiều năm chật vật với sự biến động của giá cả, một bài học xương máu về việc phản quy hoạch, không hướng tới thị trường đã được ngành hồ tiêu đúc rút thành kim chỉ nam phát triển của mình.

Cũng từ năm 2001 (thời điểm giá hồ tiêu XK chựng lại ở mức giá trung bình 1.200 – 1.300 USD/tấn), Việt Nam quyết tìm "quyết sách" giữ vững sự ổn định của thị trường giá thế giới. Đây chính là yếu tố đầu tiên giúp hàng trăm ngàn hộ nông dân không bị rơi vào cảnh nợ nần, trắng tay, vì với mức giá đó cây hồ tiêu vẫn sinh lời.

Điều khó khăn nhất lúc đó là sự điều tiết thị trường hồ tiêu thế giới đang rất cam go với chàng lực điền còn nặng thuần nông Việt Nam. Thay đổi để phát triển và hội nhập là điều cần làm ngay, mặc dù có lúc phải trả giá. Sự dũng cảm đó đã được thể hiện bằng hàng loạt những việc làm cụ thể: Không tăng thêm diện tích tuỳ tiện và tập trung tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong sản xuất cũng như chế biến; khuyến khích người dân bỏ diện tích trồng tiêu cho hiệu quả kinh tế thấp; đa dạng hoá sản phẩm, chú ý đến giống chất lượng tốt, vấn đề an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam…

Kết quả bước đầu đã được chứng thực qua 5 năm liên tiếp, giá hồ tiêu Việt Nam đã đứng vững và đạt mức trung bình trên dưới 1.300 USD/tấn (năm 2005). Giá trị kinh tế của cây hồ tiêu đã được khẳng định, nhanh chóng trở thành một trong những cây XK chủ lực (cao su, cà phê, chè, hạt điều, hồ tiêu) với kim ngạch XK hàng năm trên 100 triệu USD. Riêng năm 2005, tính đến đầu tháng 11, sản lượng hồ tiêu XK lên tới 94.000 tấn (trong đó có khoảng 15.000 tấn tiêu trắng và một lượng lớn tiêu sạch), đạt kim ngạch XK trên 128 triệu USD và vẫn là nước đứng đầu thế giới về XK loại gia vị cay nồng này.

Nói về những kết quả khả quan của ngành mình, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết: "Trở thành nước XK tiêu lớn nhất thế giới, toàn thế giới đang nhìn Việt Nam qua kính lúp và đang xem sự thực hiện của chúng ta. Điều đáng mừng là ngành hồ tiêu Việt Nam đang có những chuyển biến rất tích cực, giữ vững sự ổn định thị trường trong nhiều năm và hiện đã có khoảng 35% sản lượng hồ tiêu đã được qua sơ chế, đồng thời có tới gần 80 nước trên thế giới đang nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam".

Tuy nhiên, những mặt đạt được trên chưa thực sự xứng với "tầm" XK hồ tiêu số 1 của Việt Nam. Để giải quyết bài toán này, ông Đỗ Hà Nam đưa ra một ví dụ tại nước bạn Malaysia – một nước có sản lượng hồ tiêu chỉ bằng 1/5 của Việt Nam: "Do máy móc chế biến hồ tiêu quá đắt, doanh nghiệp không đủ sức đầu tư nên Chính phủ Malaysia đã đầu tư xây dựng hẳn một nhà máy chế biếu hồ tiêu với công nghệ tiên tiến nhất. Mục đích của họ là để cạnh tranh với yếu tố "chất lượng" luôn được đặt lên hàng đầu.

Sau khi đã có uy tín, thương hiệu, Chính phủ đem chuyển giao toàn bộ công nghệ đó cho các doanh nghiệp. Hiện giờ Malaysia là nước duy nhất trên thế giới bán được hồ tiêu cho thị trường Nhật Bản cực kỳ khó tính!". Từ câu chuyện đó, ông Nam cho rằng, ngành Nông nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu trích nguồn ngân sách ưu đãi để đầu tư trang thiết bị cho các doanh nghiệp XK lớn, có uy tín, có thương hiệu để tạo ra sự ổn định và nâng cao giá trị cho hồ tiêu Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng quy trình về an toàn thực phẩm và áp dụng rộng rãi trong SX, tạo sự chuyển biến trong tư duy của người nông dân.

Nguồn tin: NNVN (Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam)


° Các tin khác
• Bà Rịa - Vũng Tàu: hỗ trợ các hộ dân 400 triệu trồng rau an toàn
• Trồng rau má, thu bạc triệu
• Xây dựng thương hiệu rau an toàn
• Thái Bình: Nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản
• Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại hoá
• Nghệ An: quyết tâm sản xuất thắng lợi vụ xuân 2006
• Phú Yên: tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu mía đường
• Chuyên đề sản xuất lúa chất lượng cao
• Một xã bán rau sạch qua thương mại điện tử
• Trồng khoai tây đông xuân
• Sơn La: Thuận Châu thất thu 850 ha lúa mùa
• Lúa gạo tăng giá
• Về cân đối cung - cầu gạo xuất khẩu năm 2005
• Long An: Hạt điều mũi nhọn xuất khẩu-nhưng thiếu tính bền vững
• Nhiều DN Achentina và Braxin muốn mua cao su Việt Nam
• Quảng Ninh: Hỗ trợ ND chế biến chè xanh
• Nguyên nhân dẫn tới chè Việt Nam xuất khẩu chưa có uy tín
• Thừa Thiên - Huế: Huyện miền núi Nam Đông trồng cau xuất khẩu
• Tây Ninh: Sản lượng cao su khai thác tăng 25% so với cùng kỳ
• ICO: sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/06 ước đạt 108 triệu bao
• Cà phê xuất khẩu tăng giá 13%
• Quảng Trị: cây cà phê ở Hướng Hoá vừa được mùa vừa được giá
• 6 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ
• Hiệu quả từ mô hình tưới tiêu hợp lý cho cây lúa
• Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa
• Thêm hai sản phẩm VN sẽ được bảo hộ tên gọi xuất xứ
• Chỉ 10% hàng nông sản xuất khẩu mang thương hiệu Việt
• Trồng cây bắp cải, chỉ thu được... củ
• Mía, dừa nguyên liệu ở ĐBSCL: Tranh mua xuất khẩu, sản xuất ách tắc!
• Sẽ có 150 sản phẩm được bảo hộ thương hiệu

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb