Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Phú Yên: tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu mía đường

Mặc dù giảm gần 1.000 ha nhưng diện tích vụ mía 2005- 2006 ở Phú Yên vẫn còn trên 19.000 ha và dự kiến thu hoạch 800.000 tấn mía cây. Sản lượng này đảm bảo cho 2 nhà máy đường KCP và Tuy Hoà có tổng công suất 3.750 tấn mía/ngày hoạt động. Tuy nhiên, Ban điều hành chương trình mía đường tỉnh Phú Yên vẫn chỉ đề ra kế hoạch ép khoảng 60% công suất nói trên để cho ra 47.000 tấn đường.

Dựa vào thực tế thì kế hoạch nói trên vấn có khả năng "phá sản": người dân sẽ không bán mía cho nhà máy mà phục hồi lại các cơ sở ép thủ công nhằm thu lợi nhiều hơn. Với giá bán tại nhà máy từ 370.000 đồng đến 380.000 đồng/tấn loại 10 chữ đường. Nếu trừ chi phí chở mía từ ruộng về nhà máy từ 40.000 đồng đến 50.000 đồng/tấn, công chặt và bốc vác lên xe mất 50.000 đồng đến 70.000 đồng/tấn, nếu nhà máy xác định chất lượng mía giảm thì mỗi chữ đường bị trừ 37.000 đến 38.000 đồng/tấn. Đấy là chưa kể những tiêu cực luôn luôn rình rập người nông dân: phải "lót tay" cho tài xế vận chuyển mía 100.000 đồng/chuyến và Công ty mía đường KCP đã phân tích chữ đường không đúng chất lượng từng xe mía mà tùy theo từng vùng mía công ty cho kết quả chữ đường.

Tiếp đến, mía chờ trên xe quá lâu, nên khi mía đưa vào ép chắc chắn làm cho chữ đường giảm... Tính ra tổng chi phí mỗi tấn mía mất từ 165.000 đến 200.000 đồng thì thu nhập còn lại của nông dân mỗi ha không quá 8 triệu đồng. Trong khi, nếu đem ép thủ công tại ruộng thì hầu như không tốn những chi phí trên: để sản xuất một phuy đường trầm (xấp xỉ 300 kg) người nông dân cần khoảng 3 tấn mía cộng với chi phí nhiên liệu ép mỗi tấn mía 30.000 đồng thì tổng chi phí khoảng 940.000 đồng đến 1 triệu đồng/phuy. Nếu bán với giá 6.000 đồng/kg thì với 3 tấn mía nguyên liệu người nông dân thu nhập được 800.000 đồng, tính ra một ha (bình quân 42 tấn/ha) người nông dân thu nhập ít nhất 11,2 triệu đồng.

Đó là chưa kể nông dân còn tận dụng được một lượng bã mía, mật mía rất lớn để chăn nuôi hoặc bán cho các cơ sở sản xuất cồn..... Sự chênh lệch ít nhất 3,2 triệu đồng trên mỗi ha mía là số tiền không nhỏ đối với nông dân. Do vậy, với chiều hướng này, có khả năng vào vụ thu hoạch mía sẽ xuất hiện cả nghìn cơ sở ép mía thủ công (cách đây 4 năm số cơ sở này lên đến 1.247, mỗi ngày tiêu thụ 9.880 tấn mía cây và khoảng 7.000 lao động sẽ có việc làm hoặc việc làm thêm).

Vụ mía 2004-2005, khi giá đường tăng các nhà máy đã điều chỉnh giá mua mía tăng nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng giá của đường trầm: Công ty mía đường KCP có công suất 2.500 tấn mía/ngày đã ít nhất 5 lần điều chỉnh giá mua mía từ 280.000 đồng lên 370.000 đồng/tấn nhưng người dân vẫn không mặn mà lắm mà họ chuyển sang ép thủ công, hoặc bán cho tư thương có lúc với giá 420.000 đồng/tấn ngay tại ruộng mà không hề bị trừ chữ đường và được nhận tiền ngay tại chỗ. Theo số liệu thống kê, vào thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 903 cơ sở ép mía thủ công hoạt động, tăng 498 cơ sở so với vụ mía 2003-2004.

Riêng huyện miền núi Đồng Xuân với diện tích trồng mía 4.500 ha đã có 266 cơ sở ép mía thủ công hoạt động tại 8 xã và thị trấn, mỗi địa bàn có từ 14 đến 76 cơ sở. Trong đó tại xã Xuân Quang 1 có 8 trong số 18 cơ sở ép thủ công có công suất lớn do tư thương ở tận Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra đây hoạt động bằng cách nhờ người quen tại địa phương đứng tên. Mỗi ngày chỉ riêng 8 lò ép này tiêu thụ từ 250 đến 300 tấn mía nguyên liệu để làm đường trầm, trong khi đó Công ty mía đường KCP chỉ mua được 150 đến 170 tấn....

Theo Ban điều hành chương trình mía đường tỉnh Phú Yên: vụ mía đường năm ngoái các cơ sở ép thủ công đã ép 500.000 tấn mía nguyên liệu để sản xuất 54.482 tấn đường trầm, gấp 2,27 lần so với vụ trước đó (tính ra mỗi tấn mía đem ép thủ công người nông dân thu lợi hơn gần 130.000 đồng/tấn mía so với đem bán cho nhà máy). Trong khi đó, các nhà máy đường chỉ mua được hơn 382.000 tấn mía nguyên liệu và chế biến được 35.490 tấn đường, tuy chỉ đạt 61% kế hoạch nhưng cả hai công ty vẫn có lãi.

Để tạo điều kiện cho các nhà máy đường hoạt động, Ban điều hành chương trình mía đường tỉnh Phú Yên đã đề nghị các công ty mía đường phải làm tốt việc thu mua mía nguyên liệu, xác định lịch đốn chặt từng vùng cho phù hợp, đồng thời hạn chế tối đa việc để mía đã chặt lưu trên xe, trên ruộng thời gian dài. Tỉnh cũng chỉ đạo các huyện quản lý chặt chẽ các cơ sở ép thủ công theo hướng chỉ cho hoạt động ở vùng nguyên liệu ngoài qui hoạch đã giao cho các nhà máy. Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn không đưa ra hướng giải quyết cụ thể về bao tiêu sản phẩm cho những hộ trồng mía trong vùng qui hoạch của các nhà máy...

Vì vậy, đến tháng 12 các nhà máy đường ở Phú Yên mới chính thức bước vào vụ ép 2005-2006 nhưng ngay từ bây giờ chuyện mía đường đã bắt đầu sôi động. Cách đây vài tháng, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên, Nguyễn Thành Quang sau một chuyến đi cơ sở khảo sát tình hình đã đưa ra lời cảnh báo tại cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh: "năm 2006, Nhà máy đường Tuy Hoà sẽ gác ống khói. Nguyên nhân vẫn là phong cách làm việc cửa quyền, bao cấp, nên mía của người dân trồng vẫn vị tư thương mua ép giá..."./.

Nguồn tin: TTXVN


° Các tin khác
• Chuyên đề sản xuất lúa chất lượng cao
• Một xã bán rau sạch qua thương mại điện tử
• Trồng khoai tây đông xuân
• Sơn La: Thuận Châu thất thu 850 ha lúa mùa
• Lúa gạo tăng giá
• Về cân đối cung - cầu gạo xuất khẩu năm 2005
• Long An: Hạt điều mũi nhọn xuất khẩu-nhưng thiếu tính bền vững
• Nhiều DN Achentina và Braxin muốn mua cao su Việt Nam
• Quảng Ninh: Hỗ trợ ND chế biến chè xanh
• Nguyên nhân dẫn tới chè Việt Nam xuất khẩu chưa có uy tín
• Thừa Thiên - Huế: Huyện miền núi Nam Đông trồng cau xuất khẩu
• Tây Ninh: Sản lượng cao su khai thác tăng 25% so với cùng kỳ
• ICO: sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/06 ước đạt 108 triệu bao
• Cà phê xuất khẩu tăng giá 13%
• Quảng Trị: cây cà phê ở Hướng Hoá vừa được mùa vừa được giá
• 6 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ
• Hiệu quả từ mô hình tưới tiêu hợp lý cho cây lúa
• Chăm sóc vườn hồ tiêu trong mùa mưa
• Thêm hai sản phẩm VN sẽ được bảo hộ tên gọi xuất xứ
• Chỉ 10% hàng nông sản xuất khẩu mang thương hiệu Việt
• Trồng cây bắp cải, chỉ thu được... củ
• Mía, dừa nguyên liệu ở ĐBSCL: Tranh mua xuất khẩu, sản xuất ách tắc!
• Sẽ có 150 sản phẩm được bảo hộ thương hiệu
• Doanh nghiệp Achentina và Brazil muốn trực tiếp mua cao su Việt Nam
• Bảo hiểm nông nghiệp trước nguy cơ khai tử
• Trung tâm giống gia súc gia cầm Sóc Trăng
• Trichchathera - loài cây mới phục vụ chăn nuôi
• Phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa Đông Xuân - P2
• Phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa Đông Xuân - P1
• Xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung - Lối ra của các nhà vườn...

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb