Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Gừng càng già càng... có giá

  “Gừng càng già càng cay” là chuyện hiển nhiên. Nhưng cái sự “cay” ở đây được người trồng gừng nói theo nghĩa bóng, tức càng có giá. Chính giá gừng lên cao đã tạo nên cơn sốt trồng gừng khi mùa vụ mới bắt đầu. Chuyện hồi sinh của cây gừng tưởng chừng như bình thường, nhưng cũng đặt ra lắm điều đáng để suy nghĩ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Sóc Trăng theo nhu cầu của thị trường.

“CÀNG GIÀ CÀNG CAY”

Thông thường nếu thu hoạch gừng non chỉ độ 4 tháng sau khi trồng, còn muốn thu gừng già phải đến 6 - 7 tháng. Giá gừng già thì vô định. Có khi gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp nhiều lần so với gừng non. Chú Phạm Công Trạng, một nông dân trồng gừng có tiếng ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú cho biết: “Ở vụ gừng năm rồi, tôi bán gừng non giá 5.000 đồng/kg, nhưng để lại gần 10 tấn gừng già bán hơn 10.000 đồng/kg. Tuy gừng non có giá thấp hơn nhưng bù lại nặng ký và thời gian thu hoạch ngắn. Tùy theo tình hình thị trường mà bán gừng non hay gừng già để có thể thu lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, muốn để gừng già đất phải cao ráo, hoặc có bờ bao chắc chắn không bị ngập úng”.

Đó là chuyện của năm ngoái, còn năm nay ngay trong vụ gừng vừa qua, giá gừng non từ chỗ chỉ 5.000 đồng/kg đã vượt lên hơn 10.000 đồng/kg, còn giá gừng già có thời điểm lên đến 26.000 đồng/ kg. Không chỉ hấp dẫn ở giá tiêu thụ mà năng suất gừng lại rất cao, từ 1,5 đến hơn 2 tấn/công. Ông Ký Văn Khái, ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú kể: “Vụ rồi tôi trồng được 7 công, do không nắm chắc giá thị trường nên bán giá 5.000 đồng/kg thu được 65 triệu đồng. Cũng với số lượng đó chỉ sau mấy ngày đã có thể bán được hơn trăm triệu đồng, tính ra mất mấy chục triệu tiếc hùi hụi”.

Thị trường gừng gần như đã thành quy luật. Lý giải điều này, chú Phạm Công Trạng nói: “Thường tới mùa lũ về các vùng trên buộc phải thu hoạch để chạy lũ, nên không thể để giống được. Tuy nhiên, lúc này cũng là mùa tiêu thụ mạnh gừng non, nên chuyện giá cả cũng không có vấn đề gì. Sau khi lũ rút đến mùa vụ mới nhu cầu về giống sẽ tăng mạnh đẩy giá gừng già lên cao. Vùng mình đa số ít bị ảnh hưởng ngập lũ nên khả năng để giống rất tốt. Bởi vậy bà con mới hay nói vui để gừng càng già càng “cay” là như vậy. Quy luật chung là thế, nhưng cũng có năm giá gừng xuống thấp chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg. Với thời giá này tính ra cũng còn lời hơn nhiều so với trồng mía”. Ngoài ra, gừng già cũng được tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm phục vụ cho nhu cầu chế biến các loại thực phẩm.

HỒI SINH NHỮNG RẪY GỪNG

Trước đây, cây gừng cũng được trồng khá nhiều tại hai huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị, nhưng diện tích cứ bị giảm dần vì dịch bệnh. Đối với người trồng gừng cái đáng sợ nhất không phải ở chuyện giá cả mà chính là dịch bệnh. Chú Phạm Công Trạng kể: “Sợ nhất là thúi cây và thúi củ. Gặp thứ bệnh này coi như đi đứt không thu hoạch được gì hết. Mà cứ hễ trồng liên tiếp 2 - 3 năm là chắc chắn sẽ bị dính bệnh một lần, trị thuốc gì cũng không hết, chỉ có nước nhổ bỏ, ban đất ra làm lúa lại thôi. Mà đã bị bệnh một lần rồi hai, ba năm sau trồng lại vẫn còn bị. Cái thứ bệnh này nó ở trong đất được lâu lắm. Bởi vậy diện tích gừng cứ trồi sụt hàng năm là như vậy”. Thông thường nông dân đối phó với bệnh thối cây, thối củ này bằng cách không sản xuất liên tục. Cứ khoảng 2 -3 vụ họ lại ban đất ra làm lúa hoặc trồng các loại hoa màu khác từ một đến hai năm để cắt đứt mầm bệnh. Tuy nhiên, vẫn không ít người phải từ bỏ cây gừng vì đất bị nhiễm nặng loại bệnh này không thể sản xuất tiếp được.

Tuy chưa có số liệu điều tra chính thức, nhưng có thể thấy vụ gừng năm nay diễn ra khá sôi động và khả năng diện tích tăng đột biến là khó tránh khỏi. Theo ước tính vụ gừng năm nay toàn tỉnh Sóc Trăng sẽ có khoảng 1.000 ha, chủ yếu tại hai huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị. Vào thời điểm này, một số vùng của Mỹ Tú đã bắt đầu xuống giống vụ gừng mới. Một số nơi khác đợi đến khi thu hoạch xong vụ hè thu mới xuống giống để bán vào thời điểm qua Tết Nguyên đán. Tại vùng chuyên rẫy của xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, người dân thường trồng vào mùa mưa và trồng xen với một số loại rau màu khác như xà-lách để lấy ngắn nuôi dài. Theo những nông dân ở đây cho biết, mùa mưa rất khó trồng các loại rau ăn lá, trong khi đó trồng gừng lại rất phù hợp vì nhẹ công chăm sóc. Không chỉ được trồng trên đất rẫy, cây gừng còn được trồng trên đất mía kém hiệu quả và cả đất ruộng thuộc các khu vực cao.

Sự hồi sinh của cây gừng cho thấy giá trị cũng như nhu cầu sản xuất loại cây trồng này là không nhỏ. Vấn đề là ngành nông nghiệp cần có biện pháp can thiệp giúp người dân trong khâu phòng trị bệnh cho cây. Mặt khác, cũng cần có quy hoạch khu vực, mùa vụ, diện tích trồng hợp lý để tránh tình trạng người người đổ xô trồng gừng gây nên dư thừa nguyên liệu, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Một thông tin vui rất cần chia sẻ với người trồng gừng là hiện nay đề tài nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, bệnh hại chính trên cây gừng do trạm khuyến nông huyện Thạnh Trị đăng ký thực hiện đã được chấp thuận. Hy vọng với hướng nghiên cứu ấy trong những vụ gừng sau này nỗi lo về dịch bệnh sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với người nông dân.

Nguồn tin: XUÂN TRƯỜNG (BCT)


° Các tin khác
• Giá dừa sáp có lúc lên đến 50.000 đồng/trái
• Phú Thọ: phát triển giống hồng Hạc và hồng Gia Thanh
• Xuất khẩu 200 tấn vải thiều chế biến sang Thụy Sỹ
• Khánh Hòa: Khánh Vĩnh chuyển đổi cây trồng để đối phó với hạn hán
• Giá lúa sẽ tăng trong 2 tháng tới
• Hợp tác xã lúa sạch đầu tiên ở ĐBSCL
• Long An: trồng cỏ nuôi bò hiệu quả gấp 10 lần trồng lúa
• Gia Lai: trồng ngô lai cho thu nhập cao tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số
• Nhu cầu tiêu thụ chè trong nước có chiều hướng gia tăng
• Chăm sóc lúa thu-đông - P1
• Chăm sóc lúa thu-đông - P2
• Hưng Yên: khảo nghiệm giống lúa lai VQ14
• Lâm Đồng: su su lên giá
• Trồng cải bẹ Đông Dư
• Phú Thọ: phấn đấu trồng mới 522 ha chè
• Giá cà phê đồng loạt tăng gần 10%
• Vĩnh Long: Hỗ trợ ND phát triển trồng nấm rơm
• Chăm sóc cây dừa
• Bến Tre: Nguy cơ thiếu dừa nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
• Long An: xuống giống gần 1.300 ha lạc giống vụ đông xuân
• Nghiên cứu về cân bằng dinh dưỡng giữa khoai tây thường và khoai tây biến đổi gen
• Thanh long VN cần quảng bá mạnh ở EU
• Thoại Sơn thành công với mô hình sản xuất 3 vụ/năm và xả lũ vào đồng ruộng
• 85% chi phí XK thanh long do giá cước vận tải
• Giá cà phê trong nước tăng mạnh
• Đắc Lắc: chuyển vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái
• Liên kết sản xuất, kinh doanh trái cây
• Hội thảo Giống cây trồng cạn vụ hè thu 2005 tại ĐBSCL
• Phát triển kinh tế vườn ở Bến Tre : Hướng đến 4 loại cây chủ lực
• Sóc Trăng: Xây dựng 618 điểm trình diễn trồng cây đặc sản

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb