Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

30% đường nhập khẩu sẽ để bán lẻ.

Thứ trưởng Thương mại Phan Thế Ruệ vừa thông báo sẽ dành 30% trong số lượng đường cần nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, 30% để dành cho sản xuất đường tinh luyện.

QĐ 19/2006/QĐ-BTM, do Thứ trưởng Phan Thế Ruệ ký ngày 20-4 về việc quản lý nhập khẩu đường năm 2006, nêu rõ, Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu đường mía theo quy định: dành 30% lượng đường cần nhập khẩu cấp cho các nhà máy đường cần nguyên liệu thô phục vụ trực tiếp sản xuất đường. Số lượng, thời hạn do Bộ NN-PTNT thông báo sau khi trao đổi với Hiệp hội Mía đường VN.

Bộ Thương mại cũng quy định dành 30% lượng đường cần nhập khẩu cấp cho các DN nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất; số lượng, thời hạn do Bộ Công nghiệp thông báo.

30% lượng đường cần nhập khẩu còn lại cấp cho DN kinh doanh thương mại. Bộ Thương mại cũng cho biết sẽ cấp giấy phép nhập khẩu đường mía các loại cho 7 DN đầu mối, trong đó có một DN tại Hà Nội, hai tại TP.HCM, một ở Hải Phòng, một tại Đà Nẵng, một của Bộ NN-PTNT và một thuộc Bộ Thương mại.

Số còn lại (10%) trong tổng lượng đường cần nhập khẩu để dự phòng, nhằm can thiệp thị trường khi cần.

Theo Bộ này, đường mía cần nhập là các loại thuộc nhóm 1701 của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Đối với các loại đường mía cũng thuộc nhóm này nhưng nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu cho nước ngoài không cần có giấy phép của Bộ Thương mại.

Chính phủ vừa cho phép nhập khẩu 160.000 tấn đường từ 1-5 dùng cho nhu cầu nội địa.

Tuy nhiên, do giá đường thế giới tăng cao nên các DN được phép nhập khẩu chỉ thực hiện cầm chừng. Tính đến hết tháng 3, các DN mới nhập khẩu khoảng 40.000 tấn đường. Trong khi đó, thị trường mía - đường trong thời gian qua liên tục tăng giá cả nguyên liệu và thành phẩm. Giá mía nguyên liệu không ngừng tăng cao, từ 400.000 đồng/tấn lên đến 600.000-700.000 đồng/tấn và hiện thời giá đã lên đến kỷ lục 720.000 đồng/tấn.

Trong khi đó, mặc dù nhu cầu tiêu thụ đường kính không tăng, nhưng do giá nguyên liệu mía trong nước và giá đường thế giới tăng cao, nên giá bán buôn và bán lẻ đường trên thị trường hiện tăng 300-500 đồng/kg, phổ biến ở mức 11.000-12.500 đồng/kg, có nơi lên tới 13.500 đồng/kg.

bannhanong.vietnetnam.net (26/04/2006)

(Theo VietNamNet)

 

 


° Các tin khác
• Hậu Giang: Mía nguyên liệu không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến
• Bảo hiểm chữ đường cho người trồng mía.
• Hoa hồng - loại dược thảo lý tưởng.
• Philippines tiếp tục nhập gạo Việt Nam.
• Thạc sĩ “Mía” .
• Đưa vào hoạt động chợ đầu mối trái cây Đồng Tháp.
• Thanh long VN xuất khẩu sang EU tồn dư thuốc BVTV.
• Giải pháp công nghệ tưới tránh ô nhiễm cho các vùng rau Hà Nội.
• Vĩnh Long: đẩy mạnh áp dụng chương trình "3G3T" trên đồng lúa.
• Lưu ý dịch hại trên lúa vụ hè 2006 .
• Long An: Xây dựng 100 cánh đồng mẫu
• Quản lý cây xanh ở Huế bằng công nghệ GIS.
• Vành đai thực phẩm cho thành phố Cần Thơ.
• Thất thoát sau thu hoạch - Nỗi khổ của nhà nông.
• Khan hàng cao su xuất khẩu.
• Đường dọa sốt giá!
• VN: một trong 10 nước trên thế giới có diện tích trồng rừng lớn nhất.
• Nguồn cung gỗ nhập khẩu đang thắt chặt.
• Độc đáo tre bông Viễn Thành .
• Diện tích hồ tiêu Phú Quốc giảm mạnh.
• Bến Tre: Bọ cánh cứng lại gây hại dừa ở các huyện ven biển.
• Bến Tre: Bọ cánh cứng lại gây hại dừa ở các huyện ven biển.
• Bến Tre: Bọ cánh cứng lại gây hại dừa ở các huyện ven biển.
• Mua lúa “sạch” chế biến gạo “an toàn”.
• Giá trái cây ĐBSCL 18/4/2006.
• Xây dựng thương hiệu bưởi Kế Thành-Sóc Trăng.
• Tích tụ tinh dầu trầm dó bầu bằng phương pháp sinh học.
• Lo cho giá đường!
• ĐBSCL :giá lúa tiếp tục giảm.
• Hạn hán nặng ở Cao Bằng !

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb