Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

1.600 tỉ đồng phát triển cây ăn trái đặc sản vùng ĐBSCL.

Ngày 6-4-2006, tại Tiền Giang, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tổ chức hội thảo “Quy hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010”. Ngoài lãnh đạo đơn vị tổ chức, tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Cục trồng trọt, Sở NN&PTNT 8 tỉnh, thành phố được chọn quy hoạch vùng cây ăn trái đặc sản: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.

Qua tham vấn Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thống nhất chọn các cây ăn trái đặc sản gồm: bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ri – 6, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, măng cụt, vú sữa Lò Rèn, thanh long để lập quy hoạch phát triển theo điều kiện phù hợp ở từng tỉnh, thành.

Đây là những loại cây ăn trái đặc sản bán được giá, giá trị sản lượng cao (theo ước tính giá trị sản lượng trái đặc sản năm 2004 đạt 2.317 tỉ đồng, chiếm 5,5% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp). Các loại quả đặc sản khi thu hoạch bán tại vườn đạt từ 60 trến 120 triệu đồng/ha; đồng thời do chất lượng cao, nên tiêu thụ thuận lợi và “cung thấp hơn cầu”... Đây chính là thế mạnh của các loại cây ăn trái đặc sản vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, nhờ điều kiện khí hậu, đất đai, kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất, nên cây ăn trái đặc sản vùng ĐBSCL được xếp loại ngon. Đây là lợi thế khi sản xuất nông sản hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị trường, được các địa phương và ngành nông nghiệp xác định là cây trồng có thế mạnh ưu tiên đầu tư phát triển trong chiến lược phát triển nông nghiệp của vùng và cả nước giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020.

Tổng số vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển cây ăn trái đặc sản ĐBSCL từ nay đến 2010 trên 1.600 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng trung và dài hạn, vốn tự có của hội, doanh nghiệp, HTX, vốn tài trợ trong và ngoài nước). Tổng giá trị sản lượng cây ăn trái đặc sản đến năm 2010 đạt gần 594.000 tấn, tăng hơn 233.000 tấn so với năm 2006. Tổng giá trị sản phẩm cây ăn trái đặc sản đến năm 2010 trên 4.000 tỉ đồng, tăng gần 1.660 tỉ đồng so với năm 2006. Giá trị sản lượng bình quân đến năm 2010 đạt trên 82 triệu đồng/ha, tăng hơn năm 2006 trên 9,5 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2010 ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đặc sản từ 35 - 40 triệu USD.

bannhanong.vietnetnam.net (10/4/2006)
(Nguồn:CTOl)

 


° Các tin khác
• Nông dân huyện Chợ Mới-An Giang đạt giá trị thu nhập 70 triệu đồng/ha/năm.
• Bèo cái chữa bệnh và trừ muỗi.
• Qui hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả.
• Bình Định: rau má - cây làm giàu trên đất Nhơn Phú.
• Ngô rau - hướng chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở Song Phượng,Hà Tây.
• Xoài tứ quí Thanh Sơn,Bến Tre được thị trường châu Âu ưa chuộng .
• Úc tài trợ An Giang dự án diệt chuột trị giá 100.000 USD
• Thêm sức cây chè Thanh Ba -Phú Thọ.
• Đu đủ - tác dụng đủ đường.
• Nông dân Nghệ An bị cú lừa cà chua nhót!
• Gia Lai: trợ cước vận chuyển, giá mua hàng nông sản.
• Nhiều điều bất thường trong dự án trồng cây hông (paulownia)ở Thái Nguyên .
• Sản lượng giảm mạnh, đường lên "cơn sốt"?
• Nguy cơ thiếu nước ngày càng trầm trọng.
• Việt Nam: "Cấy" thành công gen độc tố Bt kháng bệnh vào cây lúa.
• Các tỉnh phía Nam đạt 7,3 triệu tấn lúa vụ hè thu.
• Kho nông sản khổng lồ Tây Nguyên.
• Cần chấm dứt tranh chấp nguyên liệu mía.
• Hà Giang: Sản xuất chè để xoá đói giảm nghèo.
• Bào chế thành công nhiều loại thuốc quý từ nấm linh chi.
• Giảm độc tố trong rau sạch.
• Thành lập 6 mạng lưới lâm nghiệp trong cả nước
• Làm mới vườn cà phê để chống nắng hạn.
• “Xử trảm”... rừng tràm!
• Quý I :Xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
• Cây mía lấn cây bắp.
• Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao.
• Vì sao ca cao vẫn chờ thời?
• Campuchia đạt sản lượng gạo cao kỷ lục.
• Trồng sen và bồn bồn lợi nhuận cao.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb