Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

“Xử trảm”... rừng tràm!

Hàng ngàn hộ dân ở ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng cây tràm rớt giá thê thảm và tiêu thụ khó khăn, trong khi nợ ngân hàng, nợ “nóng” bên ngoài chưa thanh toán. Nhiều hộ đau lòng phá bỏ hàng ngàn hécta tràm xanh tốt hoặc bán đất trồng tràm trả nợ…

Rớt giá và khó tiêu thụ.

Theo thống kê sơ bộ, năm 2005, riêng người dân Long An phá khoảng 2.000 ha tràm. Diện tích tràm ở Đồng Tháp, Tiền Giang… cũng mất hàng trăm ha.

Với 68.748 ha, Long An là địa phương có rừng tràm lớn nhất nước. Những ngày này, người dân Long An đối phó với nguy cơ cháy rừng, vừa lo lắng khi giá tràm rớt thảm hại. Bà Lê Thị Ba, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa chua chát nói: “Hàng chục năm trồng tràm nhưng chưa năm nào giá tràm thấp và khó bán như hiện nay. Khu tràm trồng 9 năm - quá lứa thu hoạch mà bán chẳng ai mua, trong khi nợ nần tùm lum lấy tiền đâu trả?”.

Nhiều người dân xung quanh đứng ngồi không yên vì chuyện tràm rớt giá, không bán được. Hàng chục ngàn hécta tràm đã quá lứa nhưng chẳng ai thèm ngó, mặc dù nhiều hộ bán hạ giá. Anh Trần Văn Hoàng, 15 năm trồng tràm ở xã Tân Tây lắc đầu: “Tràm loại 1 sụt còn 10.000 đồng/cây, loại 2 giá 6.000 đồng/cây, loại 3 chỉ 3.000 đồng/cây… Vậy mà khó bán lắm, dù cho bán thiếu!”.

Tại huyện Tân Thạnh (Long An), tình hình cũng tương tự, nhiều hộ cần bán tràm nhưng thương lái mua rất ít. Anh Nguyễn Quốc Thuận, xã Kiến Bình chỉ chúng tôi khu tràm 6 ha, thở dài nói: “Mỗi lần nhìn rừng tràm mà lòng đau như cắt. Chăm sóc 7 năm ròng, giờ kêu bán họ trả rẻ mạt chỉ 25 triệu đồng/ha, không bằng một nửa so với 5 năm trước”.

Trong khi đó, vùng thâm canh tràm nổi tiếng Tháp Mười (Đồng Tháp) giá tràm cừ giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Quận, người trồng tràm kỳ cựu cho biết: Cây tràm gắn bó máu thịt với người dân Tháp Mười hơn 40 năm qua. Trước đây, vùng này hoang hóa, trồng lúa - trồng màu không hiệu quả. Thế nhưng, cây tràm chịu được đất phèn. Một thời, giúp bà con làm giàu. Bây giờ thì ngược lại, ai trồng ít lỗ ít - trồng nhiều lỗ nhiều, nhà nào cũng mang nợ...

Phá bỏ... cây tràm!

Trước năm 2000, nhu cầu cần cừ tràm xây dựng tăng cao, đẩy giá tràm lên chóng mặt, bình quân 1 ha tràm không dưới 60 – 70 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng… Tràm đắt hàng, cuốn hút nhiều nông dân bỏ lúa trồng tràm. Nhiều nhất là Long An gần 69.000 ha. Tại Tháp Mười (Đồng Tháp), rừng tràm cũng tăng gần 6.000 ha. Ở Sóc Trăng, nhiều nông dân bỏ lúa ào ạt trồng tràm… Từ năm 2004 đến nay, tràm cừ bắt đầu rớt giá. Hiện tại, mỗi hécta tràm chỉ còn 25- 30 triệu đồng, bằng phân nửa so với trước.

Theo ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cho biết, nguyên nhân dẫn đến tràm rớt giá là do các nhà thầu xây dựng bỏ cừ tràm chuyển sang sử dụng cừ sạn, bê tông, cọc nhựa… Sức mua giảm mạnh nhưng số lượng tăng “cung vượt cầu” khiến tràm rớt giá. Mặt khác, do nôn nóng thu hoạch, người dân bón phân nhiều để tràm lớn nhanh; rút ngắn chu kỳ thu hoạch từ 12 năm xuống 5- 6 năm, khiến chất lượng cừ tràm kém, bị nhà thầu chê.

Không bán được tràm, nhiều hộ dân ĐBSCL đành phá tràm hoặc bán đất trả nợ. Tại Thạnh Hóa (Long An), ông Hai Hồng vừa phá bỏ 2 ha tràm 2 năm tuổi, chịu lỗ 20 triệu đồng. Chị Huỳnh Thị Hiền, xã Tân Tây đốn bỏ 1 ha tràm vì hết vốn đầu tư. Bà Tư Thảnh cũng phá 2 ha tràm. Nặng nhất là ông Năm Hùng, ở Thạnh Hóa đầu tư khoảng 4 tỷ đồng trồng gần 60 ha tràm, nay tràm rớt giá, ông Hùng đau lòng kêu bán tràm- bán đất! Tại Tháp Mười (Đồng Tháp), dù rất luyến tiếc 20 ha tràm của cha mẹ gầy dựng, nhưng anh Mười Thọ đành phải đốn bỏ tràm.

Theo thống kê sơ bộ, năm 2005, riêng người dân Long An phá khoảng 2.000 ha tràm. Diện tích tràm ở Đồng Tháp, Tiền Giang… cũng mất hàng trăm ha. Hiện tại, người dân ĐBSCL tiếp tục phá tràm chuyển sang trồng lúa. Trong đó, nhiều nơi đất nhiễm phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, nhưng chẳng ai dám trồng tràm, vì sợ lỗ.

Giữ cây tràm bằng cách nào?

Trao đổi với phóng viên báo SGGP, ông Nguyễn Thanh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An khẳng định: “Quan điểm của tỉnh bằng mọi giá phải giữ được rừng tràm, nhưng cái khó hiện nay là dân tự làm, nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nên muốn giữ không phải dễ!”. Hiện tại, kế hoạch trồng 70.000 ha- 75.000 ha tràm giai đoạn 2010 – 2020 xem như không thực hiện được. Long An đang vận động bà con hạn chế đốn tràm, cố giữ khoảng 60.000 ha. Tỉnh Đồng Tháp cũng gắng sức giữ khoảng 10.000 ha tràm vừa làm kinh tế và ổn định môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình hình hết sức khó khăn...

Để giữ cây tràm và đảm bảo người dân gắn bó lâu dài nhất thiết phải có giải pháp đồng bộ. Nếu trồng tràm để bán cừ thì lợi nhuận không cao. Do đó, cần nghiên cứu chế tạo ra nhiều sản phẩm phụ như: sản xuất nguyên liệu giấy, dầu tràm, than hoạt tính, đồ gỗ gia dụng. Hiện tại, Long An kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư chế biến các sản phẩm từ cây tràm.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học, Trường Đại học Cần Thơ khuyến cáo: “Chúng tôi vừa cùng những chuyên gia Nhật Bản khảo sát rừng tràm ĐBSCL và nhiều doanh nghiệp chế biến đồ gỗ. Kết quả, 90% doanh nghiệp phải nhập gỗ và nhà máy bột giấy bị thiếu nguyên liệu… dự báo những năm tới nhu cầu gỗ trên thị trường thế giới tăng mạnh. Do đó, nông dân không nên ào ạt phá tràm…”.

Theo tính toán của các nhà khoa học, độ che phủ rừng ở ĐBSCL chỉ khoảng 10%, thấp so yêu cầu (30%). Mất rừng, môi trường bị tác động không giữ được nước ngọt, mặn xâm nhập… Rừng tràm, “lá phổi” xanh của ĐBSCL đang bị chặt hạ, nếu các ngành chức năng không sớm có giải pháp kịp thời.

bannhanong.vietnetnam.net (3/4/ 2006)

(Nguồn:Sggp)

 

 



° Các tin khác
• Quý I :Xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
• Cây mía lấn cây bắp.
• Giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cao.
• Vì sao ca cao vẫn chờ thời?
• Campuchia đạt sản lượng gạo cao kỷ lục.
• Trồng sen và bồn bồn lợi nhuận cao.
• Ăn nhiều rau quả giúp giảm nguy cơ hen suyễn.
• Nấm rơm Vĩnh Long trúng mùa, được giá.
• Trồng mộc nhĩ bằng mùn cưa
• Gần 23.350 tỷ đồng cho hệ thống thủy lợi ĐBSCL.
• Sẽ bỏ giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu đường.
• Năm 2006 Việt Nam sẽ mở rộng diện tích trồng mía.
• Giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tăng mạnh.
• Kiên Giang: Cù lao Tắc Cậu trồng nấm bào ngư trên mùn dừa.
• Vĩnh Long: Đầu tư 10,5 tỷ đồng nâng cấp các công trình thuỷ nông.
• Lâm trường Buôn Wing giúp đồng bào làm kinh tế, bảo vệ rừng.
• Lá sen chữa được nhiều bệnh.
• Lúa đông xuân ở ĐBSCL:Lại “được mùa, mất giá”!
• Cà phê liên tục rớt giá !
• Cây thanh hao hoa vàng cho giá trị thu nhập cao ở đồng đất Ứng Hòa.
• Triển vọng cây lạc tiên (chanh dây) ở ĐBSCL.
• Triển vọng mới cho bắp Nù Đồng Tháp.
• Cần Thơ-Hậu Giang :Vụ xuân-hè đối mặt với nhiều thử thách.
• Phương pháp chiết nhánh tre Điền Trúc.
• Trồng được nấm bào ngư trên cơ chất rơm.
• Nguy cơ “hỗn chiến” trong mua bán điều tại các địa phương.
• Lại chuyện nước ô nhiễm… tưới rau !
• Nam bộ: bao giờ bắt đầu mùa mưa?
• Thanh Hóa: bọ cánh cứng tàn phá dừa trên diện rộng.
• Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ VN trồng rừng ngập mặn.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb