Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Liên kết sản xuất trái cây xuất khẩu.

Theo Tổ chức lương nông LHQ (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/ năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/ năm. Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu rau quả có nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001, xuất khẩu đến 42 nước và vùng lãnh thổ, thì năm 2004, chỉ còn lại 39 và năm 2005 còn lại 36.

Có nhiều nguyên nhân của sự suy giảm này, trong đó chủ yếu vẫn là do sản xuất manh mún, chất lượng, quy cách không đồng nhất, số lượng không tập trung, giá cao. Còn một nguyên nhân mà các nước nhập khẩu trái cây luôn đề cập đến là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt mức cho phép chiếm tỷ trọng lớn.

Để ngành rau - quả nước nhà nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập, ngày 18/11/2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 4146 QĐ/BNN-TCCB về việc thành lập Ban chỉ đạo Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền, nhằm sản xuất và kinh doanh trái cây được xác nhận theo qui trình GAP thống nhất.

Tạo mối liên kết "bốn nhà".

Liên kết GAP (Good Agricultural Practices) sông Tiền gồm 6 tỉnh thuộc khu vực sông Tiền: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Tp. HCM. Liên kết GAP ra đời để liên kết giữa sản xuất và kinh doanh trái cây để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Sáu tỉnh này được Liên kết GAP sông Tiền chọn đưa vào làm mô hinh liên kết thí điểm đầu tiên của Việt Nam do có thế mạnh về diện tích vườn cây ăn trái (CAT), chiếm 2/3 tổng diện tích CAT của cả vùng ĐBSCL. Đất đai mầu mỡ, giao thông thuận tiện, có Trung tâm thương mại trái cây quốc gia Hoà Khánh -Tiền Giang, gần cảng và sân bay quốc tế, gần Tp.HCM - trung tâm thương mại, giao dịch và là khu vực nối giữa miền Tây và miền Đông Nam Bộ, có Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, có nhiều giống cây ăn trái đặc sản có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, xuất khẩu và chế biến, đồng thời là trung tâm sản xuất và cung cấp giống cây ăn trái trên toàn quốc.

Mục tiêu đề ra là GAP phải tạo được mối liên kết bền vững trong nguyên tắc tự nguyện chịu sự chỉ đạo của Ban điều hành giữa 4 nhà: nhà sản xuất cây ăn trái gồm có nhà vườn, hợp tác xã, nông trường, doanh nghiệp, nhà kinh doanh trái cây: thu mua, đóng gói, bảo quản, xuất nhập khẩu, vận chuyển, ngân hàng, hợp tác xã tiêu thụ, cơ quan khoa học ngành nông nghiệp và đại diện nhà nước ngành nông nghiệp.

Đã từ nhiều năm nay nhà vườn ở ĐBSCL nhận thức được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gây gắt về chất lượng và giá cả của thị trường trái cây trong khu vực và thế giới.

Vì vậy Liên kết GAP ra đời đã nhanh chóng tạo được mối liên kết vững giữa 4 nhà, thực hiện đầy đủ các chức năng để cùng nhau xây dựng và thực hiện qui trình sản xuất, hệ thống xác nhận chất lượng thống nhất để sản xuất trái cây chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo tiêu chuẩn EU (EUREGAP).

Để mối liên kết bền vững, GAP gắn các thành viên với nhau bởi nhiệm vụ của họ. Nhà sản xuất: tiếp nhận kỹ thuật mới, sáng tạo và đi đầu trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị trường. Nhà kinh doanh: cung cấp yêu cầu của khách hàng cho nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà nước để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, góp phần cải tiến, nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo phát triển và mở rộng thị trường.

Nhà nước có trách nhiệm đề ra chính sách thích hợp hỗ trợ kinh tế tập thể, tổ chức liên kết tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn đủ sức cạnh tranh. Nhà khoa học: cung cấp kỹ năng, hướng dẫn nghiên cứu & phát triển và hỗ trợ huấn luyện, đào tạo, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Với phương châm mọi thành viên trong Liên kết đều hiểu, tham gia thực hiện và tin tưởng lẫn nhau dưới sự lãnh đạo của ban điều hành, chiến lược thực hiện sản xuất sản phẩm chất lượng cao mà GAP đề ra có 4 yêu cầu:

Một là, tiêu chuẩn hoá GAP cho trái cây vùng sông Tiền. Hai là, phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thành viên và các cơ quan chức năng, tổ chức huấn luyện và hội thảo thực hiện GAP. Ba là, soạn tài liệu dễ hiểu để huấn luyện tại vườn. Bốn là, xây dựng hệ thống ghi chép, kiểm tra chất lượng và đánh giá cuối cùng để cấp mã hiệu GAP của Liên kết.

Những thách thức GAP phải đối mặt.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã cải tiến về công nghệ hạt giống, điều đáng mừng nhất là chúng ta đã có "Chương trình quốc gia phát triển rau - quả từ năm 1999-2010".

Vào năm 2004, Chính phủ đã có Pháp lệnh về giống cây trồng, từ đó đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm về giống. Cùng với việc thực hiện AFTA với các nước trong khối Asean, Asean với Trung Quốc, Asean với các nước khác, đặc biệt Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO, trong xu thế hội nhập, thuế quan và hạn ngạch dần được thay thế bởi các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường đối với hàng nông sản xuất nhập khẩu thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, hướng hữu cơ, có chứng nhận an toàn thực phẩm ngày càng tăng trên thị trường trong nước và nhất là đối với thị trường xuất khẩu.

Hiện đã hội đủ "thiên thời địa lợi" cho sự hoạt động của GAP. Tuy nhiên cũng không ít khó khăn mà GAP phải đối mặt như: diện tích vườn cây ăn trái ở sông Tiền nhỏ và manh mún, nhiều giống cây tạp. Vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu của nhiều nhà vườn vẫn còn tồn tại. Kỹ thuật canh tác, tưới tiêu lạc hậu, kỹ thuật thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch chưa được ứng dụng.

Sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu của thị trường mà nhà vườn không nắm bắt kịp. Giá cả không ổn định, sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác. Thị trường trong nước thiếu tổ chức, thị trường xuất khẩu phụ thuộc và thiếu tính ổn định. AFTA, WTO, thiên tai, giá vật tư,... đó là những thách thức không nhỏ mà GAP cần phải vượt qua trong thời gian tới.

Nguồn:VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net ( 22/03/2006)


° Các tin khác
• Giá trái cây tại các chợ đầu mối khu vực ĐBSCL.
• Bến Tre lại thiếu... dừa!
•  Phát hiện nhiều loại hóa chất bị cấm sử dụng trong rau.
• Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát: Tu bổ khẩn cấp 120 hồ chứa nước lớn.
• Phân bón lá và nguy cơ tồn dư độc tố trong rau!
• Dưa hấu, cây chủ lực trong chuyển dịch cây trồng ở Mộc Hóa-Long An.
• 5.000 tỷ đồng phát triển hệ thống thủy lợi tại ĐBSCL.
• Đầu tư 1,2 triệu USD xây nhà máy chế biến than cao cấp từ dừa.
• Giá gạo trong nước và xuất khẩu tiếp tục giảm do nguồn cung tăng.
• Giá chè thế giới vẫn ổn định.
• Trồng cỏ chăn nuôi :Hướng mới ở Krông Pa.
• Làm sao khai thông vốn ngân hàng để mua lúa đông xuân ?
• Giá gạo xuất khẩu đang giảm
• Tăng giá cà phê: Mừng và lo.
• Thủ tục vay vốn ưu đãi đầu tư sản xuất, chế biến chè ở Lâm Đồng.
• Các ưu đãi cho dự án 28.000 ha chè ở Lâm Đồng.
• Công ty Cao su Quảng Ngãi có nhiều sai phạm vụ san ủi hơn 300 ngôi mộ.
• Báo động nạn phá rừng để trồng rừng ở Đà Nẵng!
• Trái hồng Đà Lạt làm đẹp thành phố,làm giàu nhà nông.
• Doanh nghiệp VN mua rừng , lập nhà máy chế biến gỗ ở nước ngoài.
• Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cần chứng chỉ FSC
• Nước mặn xâm nhập sâu nội đồng Tây Nam bộ.
• Hãy gìn giữ
• Giá trái cây tại các chợ đầu mối khu vực ĐBSCL ngày 15-3-2006.
• Xuất khẩu 3.000 tấn chè sang Pakixtan .
• Lại một vụ điều bất ổn.
• Vĩnh Long:phổ cập cách trồng giống lúa chất lượng cao .
•  An Giang xuất khẩu rau quả sang Campuchia.
• Trồng hành tím lãi 70 triệu đồng/ha.
• Giá trái cây tại các chợ đầu mối khu vực ĐBSCL.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb