Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Gạo ĐBSCL vươn lên tầm cao quốc tế.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tháng 2-2006 các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài xuất khẩu 2,4 triệu tấn gạo. Ngoài ra, nhiều hợp đồng khác đang tiếp tục chờ ký. Dự báo năm nay, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ sôi động hơn cả năm 2005...

ĐBSCL- vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Những năm gần đây, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL chú trọng đưa tiến bộ kỹ thuật vào canh tác góp phần tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác như: sử dụng giống lúa xác nhận, sạ hàng, thực hiện biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), áp dụng chương trình “ba giảm, ba tăng” đã góp phần hạ giá thành sản phẩm xuống 30%. Đây là một thành công lớn trong sản xuất lúa của ĐBSCL trong những năm qua...

Chính vì vậy mà chưa có năm nào hạt gạo Việt Nam lại được nhiều thuận lợi như năm 2005 vừa qua: Tổng sản lượng lúa cả nước đạt 35,5 triệu tấn, tăng hơn 100.000 tấn so với năm 2004, riêng ĐBSCL đạt sản lượng hơn 18 triệu tấn, vượt 500.000 tấn so với kế hoạch. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Tổng Công ty lương thực miền Nam thì ngoài nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới gia tăng cao hơn trước (khoảng 28 triệu tấn) do thiên tai, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có bước tiến mới là đã chủ động tìm kiếm thị trường và mở rộng phạm vi xuất khẩu gạo, giành được thị phần ở nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ... Đặc biệt thị trường Nhật Bản rất khắt khe, khó xâm nhập nhưng lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này đã tăng gấp 4 lần trong năm qua, đưa Việt Nam trở thành một trong nhưng nhà cung ứng gạo với số lượng lớn trên thị trường Nhật Bản và mở ra nhiều hứa hẹn trong năm 2006.

Nhờ đầu ra ổn định nên các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gạo thu mua lúa của nông dân với giá cao bình quân trên 2.300 đồng/kg giúp nhà nông trồng lúa có lãi, nâng cao đời sống, thuận lợi cho việc tái sản xuất. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo, vượt kế hoạch gần 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,4 tỉ USD, là năm có lượng gạo xuất khẩu cao nhất kể từ ngày Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, nhận định: “Xuất khẩu gạo năm nay được giá, thị trường mở rộng, cả doanh nghiệp và nhà nông đều được lợi. Nhưng cũng phải thấy rằng lượng gạo xuất khẩu ở dạng cấp thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, nên giá trị mang về còn thấp. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong năm 2006, giá gạo xuất khẩu cũng như thị trường tiêu thụ sẽ tiếp tục được ổn định và mở rộng, chắc chắn lúa gạo sẽ tiếp tục được giá...”.

Thực tế sản xuất và xuất khẩu gạo những năm qua cho thấy việc xác định các biện pháp cơ bản để nâng dần vị thế hạt gạo xuất khẩu đã giảm đi những biện pháp tình thế như: ấn định giá trần thu mua gạo, mua tạm trữ lúa, gạo... Ngày nay, nông dân sản xuất lúa không còn theo phong trào nữa mà đã tính toán đến việc trồng giống lúa chất lượng cao nhằm tiêu thụ nhanh và cạnh tranh ngay trên sân nhà, giảm đi tình trạng trúng mùa, rớt giá như điệp khúc cách đây 3 - 4 năm. Nhiều tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL như An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... với các mô hình “ba giảm, ba tăng”, nông dân sản xuất hạt lúa với giá thành từ 600 đồng - 700 đồng/kg, thậm chí có nơi còn thấp hơn đã góp phần cải thiện đời sống, sinh hoạt của đại đa số nông dân, từ thoát nghèo nâng lên khá, giàu...

Tuy nhiên, theo ông Trương Thanh Phong, để có nguồn gạo chất lượng cao, gạo thơm ổn định phục vụ xuất khẩu, thì các địa phương cần tạo ra những vùng chuyên canh trồng lúa thơm xuất khẩu; cần chọn những giống xác nhận; về phía các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gạo xuất khẩu cần có hợp đồng tiêu thụ nông sản theo những tiêu chuẩn mà nông dân và doanh nghiệp đã thỏa thuận. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần phải tính đến việc bảo quản sao cho hạt gạo đến tay người tiêu dùng không mất mùi thơm, giữ nguyên phẩm cấp hạt gạo...

Những trà lúa đông xuân 2006 ở nhiều địa phương ĐBSCL đang trĩu hạt hứa hẹn một mùa bội thu (dù một số nơi đang bị nhiễm rầy nâu nhưng diện tích không lớn). Một số địa phương thu hoạch lúa đông xuân sớm trên địa bàn TP Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang đạt năng suất cao và đặc biệt giá lúa hàng hóa đang ở mức cao (khoảng 2.500 đồng/kg) - một thông tin phấn khởi cho nhà nông ở ĐBSCL. Ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu (trực thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Nam), lạc quan: “Đầu năm 2006 thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục ổn định và đang có chiều hướng thuận lợi cho nhà nông cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu. Chúng tôi tin rằng, năm 2006 thị trường xuất khẩu được mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặt hái thành công mới...”.

Nguồn:CTOL-bannhanong.vietnetnam.net (2/3/2006)


° Các tin khác
• Năm 2006:được phép xuất khẩu tối đa 5 triệu tấn gạo.
• Đồng Nai:Trồng khổ qua theo mô hình mới lãi gấp 10 lần trồng lúa
• Diễn biến giá đường trong nước tháng 2/2006 và dự báo.
• Gía mủ cao su VN thị trường nội địa,xuất khẩu vẫn tăng.
• Thanh Hoá:Xây dựng mô hình sản xuất lúa sạch.
• Trồng nấm làm giàu.
• 2.100 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp.
• Kỹ thuật sạ ngầm cho lúa trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Canh tác lúa gieo thẳng ở phía Bắc.
• Bến Tre giải bài toán nguyên liệu dừa.
• Sơn La: huyện Mộc Châu trồng thành công giống hoa ly và phong lan.
• Phú Yên: tiếp tục trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh.
• Người Mông ở Hà Giang làm giàu từ cây mận hậu.
• Gaọ xuất khẩu VN:tín hiệu tăng chấtt và lượng.
• ĐBSCL: lúa đông xuân sớm đạt năng suất hơn 6 tấn/ ha.
• Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2006/07 tăng nhưng không vượt cung.
• Xuất khẩu kim chi sang Hàn Quốc.
• Thị trường hạt tiêu thế giới đang khan hàng.
• Nhiều nhà nhập khẩu chờ mua gạo VN.
• Trái cây VN vấp bức tường cạnh tranh.
• Sẽ nhập đủ đường cho tiêu dùng trong nước.
• Khảo nghiệm thành công cây dó bầu tạo trầm trên vùng Bảy Núi-An Giang.
• Xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất bằng vi sinh vật.
• Hàng loạt nhà máy kết thúc chế biến đường sớm do thiếu nguyên liệu.
• Nghệ An: Nỗ lực cho mục tiêu 2 triệu tấn mía nguyên liệu.
• Giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
• Lâm Đồng: hợp đồng tiêu thụ nông sản bao giờ
• Vườn cây ăn trái ở Đồng Nai : Năng lực cạnh tranh còn thấp!
• Cần thị trường ổn định cho rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
• Chống hạn cho cây trồng bằng vi sinh vật.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb