Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

2.100 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp.

Năm 2006, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch dành 2.110 tỷ đồng từ vốn ngân sách và các nguồn vốn vay cho các hoạt động phát triển lâm nghiệp, nhằm đưa tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp đạt từ 1,3 đến 1,5%.

Nguồn vốn này ưu tiên đầu tư cho các hoạt động khuyến lâm, phòng cháy chữa cháy rừng, giống cây lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đồng thời huy động người dân tham gia bảo vệ và kinh doanh rừng, Cục Lâm nghiệp đang chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, sớm hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt trong quý 2 năm nay.

Các địa phương miền núi có nhiều rừng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, đang đẩy mạnh triển khai mạnh mẽ Quyết định của Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán rừng, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Nguyễn Ngọc Bình cho biết trong năm 2005, ngành lâm nghiệp, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, đã xây dựng và triển khai được 6 đề án lâm nghiệp, gồm các dự án trồng rừng phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu, quy hoạch vùng nguyên liệu giấy và ván nhân tạo, hiện đại hoá ngành lâm nghiệp, đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ sông Đà, phát triển rừng Tây Bắc và phát triển rừng Tây Nguyên.

Ngành cũng đã ban hành các danh mục giống cây lâm nghiệp chính, loài cây chủ lực phục vụ trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, giống cây lâm nghiệp được phép kinh doanh và giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.Công tác trồng rừng sẽ được chú trọng.

Nguồn:TTXVN/VNECONOMY-bannhanong.vietnetnam.net (28/2/2006)


° Các tin khác
• Kỹ thuật sạ ngầm cho lúa trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Canh tác lúa gieo thẳng ở phía Bắc.
• Bến Tre giải bài toán nguyên liệu dừa.
• Sơn La: huyện Mộc Châu trồng thành công giống hoa ly và phong lan.
• Phú Yên: tiếp tục trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh.
• Người Mông ở Hà Giang làm giàu từ cây mận hậu.
• Gaọ xuất khẩu VN:tín hiệu tăng chấtt và lượng.
• ĐBSCL: lúa đông xuân sớm đạt năng suất hơn 6 tấn/ ha.
• Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2006/07 tăng nhưng không vượt cung.
• Xuất khẩu kim chi sang Hàn Quốc.
• Thị trường hạt tiêu thế giới đang khan hàng.
• Nhiều nhà nhập khẩu chờ mua gạo VN.
• Trái cây VN vấp bức tường cạnh tranh.
• Sẽ nhập đủ đường cho tiêu dùng trong nước.
• Khảo nghiệm thành công cây dó bầu tạo trầm trên vùng Bảy Núi-An Giang.
• Xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất bằng vi sinh vật.
• Hàng loạt nhà máy kết thúc chế biến đường sớm do thiếu nguyên liệu.
• Nghệ An: Nỗ lực cho mục tiêu 2 triệu tấn mía nguyên liệu.
• Giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
• Lâm Đồng: hợp đồng tiêu thụ nông sản bao giờ
• Vườn cây ăn trái ở Đồng Nai : Năng lực cạnh tranh còn thấp!
• Cần thị trường ổn định cho rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
• Chống hạn cho cây trồng bằng vi sinh vật.
• Đồng Tháp: đầu tư sâu vườn chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao.
• Yên Bái:trồng rừng trám ghép vỏ vàng.
• Nhà máy đường Bình Định không thiếu mía nguyên liệu.
• Giá mía ĐBSCL lên cao, hợp đồng bao tiêu bị phá vỡ.
•  Thương hiệu cam sành Hàm Yên
• Tôn vinh chè Thái Nguyên.
• Nước mặn đã xâm nhập sâu vào 4 tỉnh ĐBSCL.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb