Lâm Đồng: hợp đồng tiêu thụ nông sản bao giờ
Quyết định 80/CP của Chính phủ về khuyến khích tiêu
thụ nông sản thông qua hợp đồng đã được triển khai hơn 3 năm thế nhưng ở Lâm
Đồng hướng đi này cho đến này vẫn chỉ là " lối nhỏ " ít người muốn
đi.
Mua nông sản qua hợp đồng: những con số… lẻ!
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều vùng chuyên canh các loại cây trồng mang tính
hàng hóa cao như cà phê, chè, điều, rau, hoa… với diện tích từ vài nghìn ha lên
đến hơn 100 nghìn ha cho mỗi loại cây trồng. Bình quân mỗi năm Lâm Đồng sản xuất
210 nghìn tấn cà phê nhân, 185.000 tấn chè búp tươi, hơn 5 nghìn tấn hạt điều,
khoảng 700 nghìn tấn rau, 600 triệu cành – chậu hoa các loại…
Lượng nông sản lớn như thế thế nhưng theo UBND tỉnh Lâm Đồng
thì từ năm 2003 (thời điểm bắt đầu triển khai quyết định 80/CP ở Lâm Đồng) đến
nay số lượng nông sản được mua qua hợp đồng lại quá thấp. Bình quân mỗi năm chỉ
2 nghìn tấn chè búp tươi, 25 nghìn tấn rau… được mua qua hợp đồng; riêng sản
lượng cà phê lớn thứ 2 trong cả nước thế nhưng gần như chẳng có kg nào được mua
qua hợp đồng theo đúng nghĩa của nó.
Lâm Đồng hiện có gần 2 nghìn doanh nghiệp các loại thế nhưng
đến cuối năm 2005 cả tỉnh chỉ có gần 40 doanh nghiệp có triển khai việc ký kết
hợp đồng thu mua nông sản với nông dân, trong đó chủ yếu là các hợp tác xã nông
nghiệp và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ít về số lượng doanh
nghiệp thực hiện ký hợp đồng mà hơn thế nữa đó là số lượng nông sản được mua bán
theo các hợp đồng này lại rất ít và không ổn định. Ngoại trừ một vài đơn vị có
vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khá nghiêm túc và đạt hiệu quả khá chuyện hợp
đồng còn lại không ít hợp đồng chỉ mua vài tấn nông sản và có một số hợp đồng
được thực hiện theo kiểu "ngẫu hứng"… nên hiệu quả rất thấp.
Ông Nguyễn Văn Kiên – một nông dân ở phường 7 – Đà Lạt cho
biết: " Mang tiếng là được bán hàng qua hợp đồng thế nhưng trong một năm ròng
gia đình tôi chỉ bán được 3 tấn rau bó xôi của 1 vụ, 2 vụ còn lại trong năm của
một sào đất trồng rau theo hợp đồng này thì gia đình lại phải bán tự do ngoài
chợ; 5 sào rau khác thì chưa bao giờ biết thế nào là rau hợp đồng ". Trường hợp
của ông Kiên cũng là tình hình chung hiện nay trong việc mua ban nông sản qua
hợp đồng ở Lâm Đồng. Với thực tyrạng hiện nay thì số nông sản được " may mắn"
qua hợp đồng chỉ là những con số lẻ rất nhỏ so với tổng sản lượng nông sản được
sản xuất hằng năm.
Vì đầu nên nỗi ?
"Việc tiêu thụ nông sản cho nông dân hiện nay còn mang tính tự
phát" – cái "tự phát" trong nhận định này của UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chính là
nguyên nhân "cơ bản" của thực trạng "lèo tèo cảnh chợ chiều" trong thu mua nông
sản hiện nay.
Do quen kiểu "tự phát" mà nông dân chưa thấy được sự tích cực,
cái cần thiết để bán nông sản qua hợp đồng. Rất nhiều nông dân không quen với
những ràng buộc theo hợp đồng – nhất là về tiêu chuẩn sản phẩm; Cùng đó không ít
nông dân được ký hợp đồng nhưng lại quen nếp "khôn lỏi của tiểu nông" đó là khi
giá cả ngoài thị trường cao hơn trong hợp đồng thì lại không giao sản phẩm cho
bên mua theo hợp đồng. Đây là nguyên nhân gây bức xúc và làm mất niềm tin của
các doanh nghiệp khi muốn mua nông sản qua hợp đồng.
Tuy nhiên việc không thực hiện đúng hợp đồng cũng xảy ra ở
không ít doanh nghiệp. Việc Công ty rau nhà xanh (100% vốn Đài Loan), công ty
nông sản thực phẩm… gần đây bị nông dân ở Đà Lạt, Ninh Sơn kiện, khiếu nại việc
không thu mua nông sản theo hợp đồng đã được ký kết càng đẩy việc thực hiện
quyết định 80 ở Lâm Đồng đi vào lối hẹp.
Trong những nguyên nhân chủ qua lớn còn " có mặt" sự yếu kém,
chưa gắn kết với nông dân của các cấp chính quyền, ban ngành chức năng… ở địa
phương. Lâm Đồng chưa xây dựng và thực thi tốt các chính sách ưu đãi khuyến
khích thực hiện quyết định 80/CP, chưa giám sát và xử lý tốt việc thực hiện hợp
đồng; nhiều công trình nghiên cứu khoa học chưa gắn với việc đa dạng, nâng cao
chất lượng nông sản để đạt tiêu chuẩn do các doanh nghiệp thu mua đưa ra…
Mọt nguyên nhân lớn nữa đó là nhiều nông dân hiện nay còn sản
xuất manh mún, tính rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cao… khiến nông dân ngại
ký kết hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp có năng lực sản xuất chế biến, cạnh tranh
trên thị trường…yếu, chưa xây dựng được chiến lược đầu tư, thu mua qua hợp đồng
lâu dài… dẫn đến việc ký hợp đồng bị động, nhiều khi mang tính thời vụ.
Mô hình Haiyih và những giải pháp cần quan tâm.
Công ty TNHH Haiyih (100% vốn Đà Loan) đang sản xuất và chế
biến chè Ô Long cao cấp ở xã Xuân Trường – thành phố Đà Lạt là một điểm sáng
trong bức tranh còn lắm mảng tối này ở Lâm Đồng. Từ năm 2002 đến nay, Công ty đã
ký hợp đồng cung ứng toàn bộ giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật… cho 132 hộ
nông dân ở Xuân Trường trồng gần 200 ha chè cao cấp và mua lại toàn bộ lượng chè
búp tươi nông dân thu hoạch được. Việc thực hiện hợp đồng được 2 bên (Công ty và
nông dân) kiểm tra, giám sát chéo nhau mỗi tháng 2 lần. Qua đó giải quyết kịp
thời mọi vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Kết quả sau 4
năm triển khai cho thấy chưa hề xảy ra việc " bể hợp đồng", cả hai bên đều có
lợi lớn – riêng nông dân chỉ có công lao động và đất để trồng chè nhưng mỗi năm
cũng có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ ha.
Mô hình của Haiyih cần được nhân rộng. Và để việc liên kết qua
hợp đồng này có thệm nhiều điểm sáng, trở thành việc làm "bình thường" với mọi
nông dân thì Lâm Đồng cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp mang tính
quyết định.
Từ thực tế "hai bên chưa nghiên túc cùng nhau" như thời gian
qua, "Chính quyền và đặc biệt là Hội nông dân các cấp nên phải trở thành người
bảo trợ và giám sát thực hiện hợp đồng cho cả ai phía " – Ông Trần Quang Thái –
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng gợi ý. Cũng theo Ông Thái thì Tỉnh sẽ có chính
sách cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp lẫn nông dân về vốn, công nghệ… để tạo
chỗ dựa cho việc thực hiện quyết định 80/CP; đồng thời cũng định ra những chế
tài kiên quyết đối với những tập thể, cá nhân cố tình vi phạm hợp đồng.
Với nông dân thì tiêu thụ nông sản qua hợp đồng là một việc làm
mới. Vì vậy công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu những mô hình hay,
những cái lợi của việc ký hợp đồng… cho nông dân là rất cần thiế; đòi hỏi phải
làm kịp thồi, thường xuyên…
Nông sản được tiêu thụ qua hợp đồng thường đòi hỏi những tiêu
chuẩn khá khắt khe, chỉ người nông dân thì khó thực hiện. Do vậy vấn đề liên kết
4 nhà phải được thực hiện đồng bộ, thực hiện tốt thì mới hội đủ điều kiện cho
việc thực hiện quyết định 80/CP trên diện rộng.
Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (24/22006)
|