Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Giá mía nguyên liệu lên tới 600.000 đồng/tấn.

Bản tin báo NTNN phát đi ngày 10 tháng 2 cho hay nhiều ngày qua, giá mía nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL liên tục lập kỷ lục mới. Nếu như giá mía hồi cuối tháng 1-2006 chỉ ở mức trên dưới 500.000 đồng/tấn thì sang những ngày đầu tháng 2 này, giá mía được thương lái đẩy lên 550.000-600.000 đồng/tấn. Đây được coi là mức giá đỉnh điểm trong vòng nhiều năm qua, gấp đôi so với giá cùng thời điểm năm 2005.

Tại các vùng mía thuộc huyện Hậu Nghĩa (Hậu Giang), Mỏ Cày (Bến Tre), nhiều thương lái đã phải mua mía nguyên liệu tại ruộng với giá 600.000 đồng/tấn. Tình trạng khan hiếm mía nguyên liệu càng trở nên gay gắt khi nhiều ND bắt đầu tính toán ghim hàng lại chờ giá tăng thêm mới bán.

Giới kinh doanh, sản xuất đường cho rằng, giá đường đứng ở mức cao là nguyên nhân chính khiến giá mía nguyên liệu tăng như hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy trong vùng đã tăng công suất ép mía để tranh thủ kiếm lời trong lúc giá đường tăng cao khiến khan hiếm nguyên liệu mía cũng là nguyên nhân đẩy giá mía tăng cao.

Bộ Thương mại cho biết trong năm 2006, cả nước sẽ phải nhập khẩu khoảng 200.000 tấn đường thô, do các nhà máy đường trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, dự báo có thể lên tới 1,3 triệu tấn.

Đến nay, cả nước đã có 40 trong tổng số 42 nhà máy đường hoạt động trở lại. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu nên năng suất của các nhà máy chỉ đạt khoảng 70-80% so với kế hoạch, tương ứng lượng đường sản xuất được khoảng 1 triệu tấn.

Sự thiếu hụt nguồn cung cùng với giá mía nguyên liệu tăng đã đẩy giá đường trong nước lên mức kỷ lục trong 10 năm qua, có những thời điểm giá đường tăng gấp 2 lần so với trung bình của năm 2004.

Giá đường tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 2 dao động trong khoảng 11.000-12.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 5.000-6.000 đồng/kg.

Nguồn:bannhanong.vietnetnam.net(TH)


° Các tin khác
• Giá hạt điều đầu vụ 2006 giảm mạnh !
• Cần một chương trình cà phê quốc gia bền vững!
• Xuất khẩu hạt tiêu và cà phê Việt Nam thuận lợi
• Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 350.000 tấn gạo cho Philippines.
• Tín hiệu đầu xuân 2006 đã có hợp đồng xuất khẩu 1 triệu tấn gạo.
• Việt Nam gia nhập Cộng đồng hạt tiêu quốc tế .
• Năm 2006: Giá gạo thị trường thế giới vẫn ở mức cao.
• Đaklak:buôn bán cà phê qua mạng internet.
• Vấn đề thất thoát lớn trước và sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL.
• Qúy đầu năm 2006, xuất khẩu 800.000 tấn gạo.
• Nho & hoa Langbian.
• Indonesia -Việt Nam thành lập công ty marketing cho cà phê Robusta.
• Dự báo hạn hán sớm:Sử dụng tiết kiệm nước ngay từ bây giờ!
• Cây cà rốt trên đồng đất Bắc Ninh
• Vú sữa Vĩnh Kim-Tiền Giang vào mùa.
• ĐBSCL:Tổ chức lại sản suất giống cây có múi ,tăng sức cạnh tranh.
• Sản xuất lúa gạo xuất khẩu: Nên nghĩ đến cái lợi cho nông dân.
• Giá cà phê xuất khẩu sẽ tăng 10% trong năm 2006
• Giá dừa khô tại Bến Tre bỗng chốc đã lên đến mức kỷ lục
• Cà phê tăng giá nông dân càng buồn...
• Khuyến khích ngân hàng đưa vốn về nông thôn.
• Khai trương Trung tâm Thương mại trái cây quốc gia Tiền Giang.
• Nông,lâm,thủy sản,thủ công mỹ nghệ thuộc danh mục xúc tiến thương mại trọng điểm 2006.
•  An Giang: Ươm cây lâm nghiệp-nghề đang ăn nên làm ra.
• Hái đô la từ dừa.
• Chắp cánh cho thương hiệu nông sản ĐBSCL
• Thị trường hoa Nhật Bản:Tiềm năng còn… bỏ ngỏ
• Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây an toàn vùng sông Tiền.
•  Sen Đài Loan chịu đất phèn ĐBSCL
• Bản quyền thương hiệu đầu tiên cho nhà sản xuất nho sạch

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb