Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Cần tăng đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn gấp rưỡi hiện nay

Sáng ngày 24/11, Quốc hội (QH) xem xét báo cáo giám sát hoạt động đầu tư trong nông nghiệp – nông thôn (NN-NT).

15 - 17% là tỷ trọng đầu tư bình quân cho khu vực NN-NT 5 năm qua. "Trên 70% dân số ở khu vực NN-NT mà mức đầu tư như vậy là chưa thoả đáng"- ĐB Phạm Thị Thu Hoà (Thái Bình) lên tiếng ngay khi mở đầu bài phát biểu. Theo ĐB Hoà, ai cũng biết đóng góp của ngành nông nghiệp chưa xứng đáng với tiềm năng. Trong khi đó, tại khu vực nông nghiệp nông thôn thì "chưa bao giờ thấy nông dân cơ cực như lúc này".

Do vậy, theo ĐB Hoà, Chính phủ cần thiết lập được chính sách hỗ trợ, bảo hiểm phòng những khi xảy ra rủi ro, thiên tai và không đâu khác, ngân sách Nhà nước phải dành một khoản cụ thể. Đi vào các nội dung đầu tư cho NN-NT, ĐB Hoà kiến nghị Chính phủ tăng đầu tư cho thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương. Mặt khác, phải có lộ trình để giảm mức thu phí thuỷ lợi. "Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng nông dân hiện nay phải đóng góp rất nhiều khoản, do vậy, Nhà nước nên dùng ngân sách "cứng" và ngân sách địa phương cân đối đóng góp một phần, còn nhân dân chỉ đóng góp công sức lao động".

ĐB Nguyễn Văn Trì (Vĩnh Phúc) đồng tình với kiến nghị của ĐB Hoà về việc tăng mức đầu tư cho NN-NT lên gấp rưỡi hiện nay trong 5 năm tới, chiếm tỷ trọng 25-30% tổng chi ngân sách. ĐB Dương Thị Lợi (Bắc Giang) cho rằng mức đó còn... thấp! "Theo tôi phải nâng mức đầu tư lên ít nhất là 30% tổng vốn đầu tư ngân sách"- ĐB Lợi nói. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là nhiều rủi ro, lãi suất thấp, thu hồi vốn chậm, cho nên khu vực kinh tế năng động nhất hiện nay (doanh nghiệp nước ngoài và các công ty tư nhân) ít quan tâm đầu tư vào nông nghiệp, do vậy trông chờ chủ yếu vẫn là ngân sách Nhà nước. Trong những mục phải tăng đầu tư, ĐB Lợi cho rằng trước tiên ưu tiên cho khoa học công nghệ. "Tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ phục phụ sự nghiệp phát triển NN-NT giai đoạn 2006-2010 ít nhất là 2% tổng đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này" – ĐB Lợi nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB chưa hài lòng với chính sách đầu tư cho lâm nghiệp. "Rừng đã bị chặt phá gần hết, để đất trống đồi núi trọc, tái tạo không được mà chuyển sang rừng sản xuất cũng không xong vì vướng quy định..."-ĐB Đinh Thị Thảo (Quảng Trị) phàn nàn. Theo ĐB Thảo thì "đầu tư cho lâm nghiệp hiện rất... nửa vời!". ĐB Vũ Ngọc Cừ (Lào Cai) tiếp lời: Nghề rừng khó mà phát triển với những định mức đầu tư lạc hậu như hiện nay. ĐBQH nhiều lần kiến nghị Chính phủ nâng định mức khoanh nuôi, bảo vệ rừng từ 50 lên 100 nghìn đồng, Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương song yêu cầu các tỉnh tự lo phần còn lại. ĐB Cừ nhận xét "Như thế là bất hợp lý. Rừng phòng hộ chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người, mà đã là địa phương nghèo thì lấy đâu ra nguồn chi để tăng mức khoán bảo vệ rừng?".

Bên hành lang QH, trò chuyện với báo chí về chủ đề này, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cho rằng bộ mặt NN-NT đã được cải thiện đáng kể nhờ chính sách đầu tư đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng trăn trở trong điều kiện ngân sách hạn chế, việc cần làm là phải nâng cao được hiệu quả đầu tư trong NN-NT. "Chúng ta không nên nóng ruột, nhưng cũng không được nguội lạnh" – Thủ tướng lưu ý.

Nguồn tin: NNVN


° Các tin khác
• Nông dân ĐăkLăk chờ đón Festival cà phê
• Thái Bình: Phát triển nghề trồng nấm
• Các nhà máy đường thâm hụt hơn 2.500 tỉ đồng vốn
• Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu nhân hạt điều
• Giá hạt tiêu tăng cao do thiếu cung
• Giá cà phê tăng mạnh
• Đồng Tháp: 4 năm liền đạt sản lượng lúa trên 2 triệu tấn
• Luân canh rau màu trên đất lúa - P2
• Luân canh rau màu trên đất lúa - P1
• Na, hồng... cho ô tô
• Ông Sáng "ong"
• Quả ngọt trên vùng đất khô cằn
• Đắk Lắk: chăm tốt vườn cao su, thu nhập công nhân Chư Bao được cải thiện
• Dừa khô đạt giá kỷ lục từ 22.000 đến 30.000 đồng/chục
• Bến Tre: kiểm tra việc xuất khẩu dừa nguyên liệu
• Hưng Phong phát triển gần 100ha dừa xiêm
• Xã Phú Nhuận phát triển mạnh cây bưởi da xanh
• Bến Tre: Chuyện hậu thương hiệu trái cây đặc sản
• Cây ớt cho tiền tỷ
• Ninh Thuận: Cây ớt xóa đói giảm nghèo
• Cần một chiến lược phát triển dài hơi cho cây ăn trái
• 11 loại cây trái có lợi thế cạnh tranh của VN
• Trồng ấu, rau nhúc mùa nước nổi
• Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2005 sẽ tăng
• Xuất khẩu hạt điều năm 2005 của Long An sẽ đạt 320 triệu USD
• Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của huyện Yên Dũng
• Lào Cai: Đổi mới cơ cấu cây trồng và liên kết "4 nhà" để phát triển cây vụ đông
• Trà Vinh: Trồng mới 3.000 ha điều cao sản
• Long An: nhân rộng mô hình trồng tre điền trúc lấy măng
• Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 10 tháng đầu năm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb