Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Lào Cai: Đổi mới cơ cấu cây trồng và liên kết "4 nhà" để phát triển cây vụ đông

Vụ đông năm ngoái, một số địa phương ở Lào Cai gieo trồng muộn thời vụ nên diện tích ngô đông và các cây lương thực khác không sinh trưởng phát triển được do gặp thời tiết lạnh và sương muối.

Chính vì thế năm nay, ngành nông nghiệp cần chuyển đổi phương châm không khuyến khích trồng cây ngô, khoai tây "bằng mọi giá" như những năm trước mà áp dụng linh hoạt từng vùng trồng các cây thích hợp như cây rau màu, đậu đỗ các loại... Ngoài ra, để giải quyết các nhu cầu về vốn, giống, kỹ thuật, thị trường cho cây vụ đông, nhiều ý kiến cho rằng Lào Cai cần thực hiện tốt liên kết "4 nhà".

Đổi mới cơ cấu cây trồng

Ông Phạm Đình Quê, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, cho biết: "Rút kinh nghiệm từ những năm trước, vụ đông năm nay ngành nông nghiệp đã phát động phong trào mở rộng sản xuất tăng vụ các cây trồng ngắn ngày, chứ không giao chỉ tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đó các huyện tự chọn lựa cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, làm sao để đa dạng các sản phẩm nông sản, thuận lợi đầu ra cho nhà nông".

Vài năm trở lại đây, vụ đông được đưa vào cơ cấu mùa vụ của ngành nông nghiệp Lào Cai, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Cũng từ sản xuất vụ đông, nông dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống đồng thời làm phong phú các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, vụ đông ở Lào Cai chủ yếu vẫn là gieo trồng các loại cây thuộc nhóm lương thực, còn rau màu chủ yếu tập trung ở vùng thấp, trong khi vùng cao hoàn toàn có đủ điều kiện trồng rau thì lại rất hiếm rau xanh. Việc tăng thêm vụ rau trên đất trồng lúa còn rất xa lạ đối với đồng bào vùng cao.

Thực tế, để triển khai tăng vụ đông trên đất hai vụ lúa ở Bắc Hà nói riêng, toàn tỉnh nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi ở vùng cao mùa đông thường có sương muối rét đậm, rét hại ... ở vùng thấp thu hoạch lúa mùa muộn, có nơi tháng 11 mới thu hoạch xong. Nếu muốn tăng vụ bằng các cây lương thực như: ngô đông, đậu tương đông sẽ không kịp thời vụ, nếu muộn sẽ không đạt hiệu quả. Ngoài ra, theo ông Trần Tiến Thanh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Bắc Hà: "... Bắc Hà là vùng sản xuất rau của tỉnh, có rất nhiều lợi thế về các giống rau đặc sản ôn đới, nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên dần dần người dân bỏ không trồng nữa".

Bà Cao Hòa Bình, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: "Đặc tính của mùa đông rất bất lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, do vậy yêu cầu của thời vụ rất khắt khe. Nếu muốn triển khai được vụ đông phải xuống giống sớm và đặc biệt phải tác động đồng bộ các biện pháp kỹ thuật". Sản xuất vụ đông nhằm tăng vụ trên đất 2 vụ lúa không phải là mới, một số địa phương đã thực hiện nhưng với quy mô còn nhỏ.

Trong khi đó tiềm năng về đất đai và nguồn nhân lực cũng như lợi thế có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau vẫn chưa được khai thác triệt để. Các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát triển cây trồng vụ đông ở những xã vùng cao có đất đai rộng lớn tươi tốt nhưng điều kiện thời tiết khí hậu lại khắc nghiệt vẫn chưa nhiều và ít phát huy hiệu quả. Hơn nữa nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật chăm sóc, sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ được ngay nên rất dễ chán nản.

"Các nhà" cũng phải vào cuộc...

Bàn về giải pháp đẩy mạnh sản xuất vụ đông, bà Đặng Thị Bích Thu, Phó phòng Kinh tế thành phố Lào Cai cho rằng: "Ngoài tích cực tuyên truyền cho nông dân nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vụ đông, thành phố sẽ có những giải pháp thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, có như vậy mới thúc đẩy sản xuất vụ đông phát triển được".

Chúng tôi có dịp về Bảo Thắng, một trong những huyện làm tốt công tác triển khai vụ đông nhiều năm nay. Đưa chúng tôi đi thăm một số điểm sản xuất rau màu vụ đông ở xã Sơn Hải, Phong Niên, Phú Nhuận và thị trấn Phố Lu, ông Vũ Văn Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế huyện, cho biết: "Vụ đông năm nay, huyện đang triển khai gieo trồng giống khoai lang mới và một số giống rau cao cấp như súp lơ xanh, cà chua bi, đậu trạch... nhằm tăng gía trị sản xuất cho nông dân".

Cũng như ở Bảo Thắng, vụ đông này thành phố Lào Cai đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình 23 ha trồng rau tăng vụ trên đất 2 vụ lúa ở Tả Phời, Hợp Thành, Đồng Tuyển; phối hợp với doanh nghiệp trồng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân với diện tích 30 ha cây đậu thanh đao, nâng tổng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa đạt 100 ha. Nông dân ở các địa phương này đã mạnh dạn vay vốn trả chậm của ngân hàng, được cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật và các doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, phân bón, hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào "các nhà" ( Nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước và doanh nghiệp) cùng phối kết hợp hỗ trợ nhau tốt thì nơi đó sản xuất phát triển, đời sống nhân dân bớt khó khăn. Vụ đông 2005 đang bắt đầu, để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế và thu nhập cho nhà nông, các địa phương đang lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Tuy nhiên, muốn tăng vụ trên đất hai vụ lúa hiệu quả thì chỉ có sự nhiệt tình của nhà nông là chưa đủ mà yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải có giải pháp tích cực phối kết hợp với các ngành chức năng có liên quan giải quyết tốt các khâu vốn, giống, kỹ thuật và đầu ra cho các sản phẩm sau này./.

Nguồn tin: TTXVN



° Các tin khác
• Trà Vinh: Trồng mới 3.000 ha điều cao sản
• Long An: nhân rộng mô hình trồng tre điền trúc lấy măng
• Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 10 tháng đầu năm
• Bắc Ninh: phát triển mạnh các loại cây rau màu hàng hoá
• Trà Vinh: dừa khô tăng giá cao
• Cà Mau: Nhiều nông dân thoát nghèo nhờ cây trúc
• Bắc Ninh: Gần 100ha canh tác ở Thuận Thành thu nhập từ 50 đến 100 triệu $/năm
• Năm 2006: Xuất khẩu nông lâm sản ước đạt khoảng 5,6 tỉ USD
• Đầu tư thỏa đáng để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn
• Sẽ rút ngắn thời gian cấp bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
• Nhà máy đường Kon Tum: Bao giờ hết "đói" nguyên liệu?
• Tổ chức SX vụ đông xuân 2005-2006
• Đắk Lắk: Thu hoạch lúa vụ mùa đạt năng suất cao
• Cần Thơ xây dựng vùng lúa chất lượng cao
• ĐBSCL: Cảnh báo sâu bệnh, ốc bươu vàng gây hại lúa đông xuân
• Trà Vinh: dừa khô tăng giá cao
• Cao su Việt Nam trước vận hội mới
• Đắk Nông: chống hạn vụ sản xuất đông xuân 2005-2006
• Huyện miền núi Nam Đông mỗi năm thu hoạch 12 tỉ đồng từ cao su
• Mía đường: Tiền đã mất, tật còn mang
• Cà phê xuất khẩu có chiều hướng tăng giá
• Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại đậu phộng - P2
• Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại đậu phộng - P1
• Vì sao trái xoài không đẹp?
• Gặt hái từ "Ba giảm ba tăng"
• Bảo hiểm nông nghiệp trước nguy cơ khai tử
• Trồng ngô theo cách
• Gạo miền Tây lên cơn sốt
• Lúa, gạo hàng hóa đang "nóng" lên
• Trồng cây dó bầu tạo trầm: Tạo giá trị kinh tế cao

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb