Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Trồng nấm - giàu nhà sạch phố

"Dự án trồng nấm ăn do T.Ư Hội NDVN đầu tư cho xã Hòa Sơn đã mở ra cho nông dân ở đây một nghề mới có thu nhập ổn định. Hơn thế, dự án còn giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhất là trong điều kiện đô thị hóa đang diễn ra" ông Nguyễn Văn Tho - Bí thư Huyện ủy Lương Sơn (Hòa Bình) khẳng định.

Thu nhập "khoẻ", sạch làng, sạch ruộng

Sau nhiều lần xuống Hà Nội ăn cỗ, anh Đỗ Ngoạn có dự định xây dựng một trại trồng nấm. Anh tính, Hoà Sơn nằm giữa hai thị trấn sầm uất Lương Sơn và Xuân Mai, thị trường tiêu thụ nấm trước mắt không khó. Như nắng hạn gặp mưa rào. Đúng lúc đó, Trung ương Hội nông dân Việt Nam triển khai dự án "Hỗ trợ nhân nhanh điển hình nông dân tiên tiến làm kinh tế giỏi", trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ nông dân Hòa Sơn nghề trồng nấm ăn.

Ngay thời điểm triển khai dự án (tháng 9/2004), anh là một trong những người hăng hái cùng cán bộ Hội tập hợp, tổ chức chuyển giao kỹ thuật và các dịch vụ trồng nấm ăn cho ND. Ngoài hỗ trợ một phần nguyên liệu, giống... Hội còn bảo lãnh với ngân hàng cho anh vay tiền để đầu tư. Với hơn 100 triệu đồng, anh đã xây dựng hệ thống nhà treo, nhà cấy giống, nhà xử lý nguyên liệu, nhà kho rộng 700m2, mua máy sấy, mua nguyên liệu làm nấm... "Đợt 1 do mới làm, lại là cuối vụ nên năng suất nấm rơm chỉ đạt 50% so với dự kiến. Đợt 2 và 3, các loại nấm sò, mộc nhĩ phát triển tốt nên lãi cao hơn. Nấm chủ yếu được các nhà hàng, khách sạn đặt trước".

Tham gia dự án, được ngân hàng cho vay 10 triệu đồng để đầu tư 70m2 nhà trồng nấm, anh Đinh Hữu Mân (dân tộc Mường) ở xóm Suối Nẩy thổ lộ: "Kỹ thuật thì tôi đã nắm khá chắc, chỉ còn lo chuyện bán nấm cho ai. Lứa nấm đầu tiên, vợ chồng chia nhau đi tiếp thị bằng cách cho mỗi gia đình một ít về ăn thử và đem đến các chợ trong huyện, mỗi cân nấm chỉ bán với giá 5.000 đồng. Nhưng, bây giờ nhà nào có đám xá phải đặt trước mới có nấm".

Cùng kiểu tiếp thị như anh Mân, chị Nguyễn Thị Dao khoe: "Từ đầu mùa, tôi đã thu vén rơm rạ chuẩn bị làm dài dài. Tôi đang thu đợt 3, nấm sò rất đẹp, với 7 tạ rơm nguyên liệu, chắc chắn sẽ thu trên 3 tạ nấm. Với giá bán 7.000 đồng/kg, thu nhập khoẻ, mà không phải một nắng hai sương".

Từ khi Hoà Sơn phát triển nghề trồng nấm, cảnh rơm rạ vương vãi từ ruộng về nhà không còn, thậm chí, nhiều người còn đến các xã khác "dọn giúp" rơm rạ. Theo anh Ngoạn, ngay cả thân cây sắn (cây trồng phổ biến ở Lương Sơn) cũng là nguyên liệu trồng mộc nhĩ rất tốt. Hết mùa rơm rạ, anh Ngoạn về Hà Nội ký hợp đồng mua bông phế phẩm cho các hộ trồng nấm sò, nấm mỡ...

Triển vọng nghề trồng nấm

Đích thân bỏ một buổi sáng để khảo sát nghề trồng nấm ở xã Hoà Sơn, ông Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn hẳn có lý do. "Dự án sân gôn của Hàn Quốc đã lấy hết đất sản xuất của xã Lâm Sơn. Rồi mai kia dự án khu công nghiệp Lương Sơn khởi động, nông dân một số xã lại mất đất. "Phải nghiên cứu khảo sát để chuyển nghề, chứ để họ dùng tiền đền bù vào việc mua sắm xe máy thì không ổn".

Dự án trồng nấm của T.Ư Hội NDVN đầu tư cho Hoà Sơn đã mở ra cho Lương Sơn hướng giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. Tới đây, huyện sẽ chỉ đạo chọn nghề trồng nấm để chuyển giao cho xã Lâm Sơn. Những hộ tham gia dự án ở Hoà Sơn sẽ là những người hướng dẫn, dạy nghề cho nông dân các xã khác. Vấn đề mấu chốt là các hộ sản xuất nấm ở Hoà Sơn phải liên kết với nhau để hình thành thị trường nấm hàng hoá".

Anh Đỗ Ngoạn cho biết, gia đình anh hiện có gần 20 người vừa học nghề vừa làm (mỗi ngày được anh trả 15.000 đồng/người). Hết khoá học, họ có thể ra làm riêng. Ông Bùi Văn Niên- Chủ tịch Hội ND xã Hoà Sơn thông báo: "Từ 20 hộ ban đầu tham gia dự án, nay xã có gần 100 hộ trồng nấm, trong đó có 5 hộ nòng cốt, các lao động đã tận dụng được tối đa thời gian nông nhàn".

Sản xuất đi vào nề nếp, ổn định, tất nhiên vấn đề tiêu thụ cũng được các hộ trồng nấm tính đến. "Tôi đang liên hệ tối đa các mối quan hệ để đưa nấm thương phẩm về tiêu thụ tại thị xã Hà Đông, các siêu thị ở Hà Nội. Hiện, các hộ trong xã đang thoả thuận để cho 1-2 hộ có tiềm năng đứng ra cung cấp nguyên liệu đầu vào và thu mua nấm thương phẩm cho bà con". Kế hoạch làm ăn của anh Ngoạn và các hộ làm nấm được ông Bí thư Huyện ủy Lương Sơn và cấp ủy, chính quyền xã Hoà Sơn rất ủng hộ.

Gia Dũng (Theo NTNN)



° Các tin khác
• Trồng mướp đắng hiệu quả kinh tế cao
• Trồng dừa xen ca cao: Hấp dẫn, hiệu quả
• Trồng chà là trên đất cát
• Người giữ sắc mai vàng
• Minh Tân (Thái Bình): Từ cánh đồng 13 triệu đến cánh đồng 130 triệu
• Cây... trăm triệu
• Ca cao sẽ là cây chủ lực
• Côn trùng lạ trên nhãn
• Có hay không, nông dân An Giang
• Sản xuất nấm bào ngư trên cơ chất rơm
• Khảo nghiệm 10 giống đậu nành tại TP Long Xuyên
• Tre Điền Trúc, mô hình cải tạo vườn tạp hiệu quả cao
• Long xuyên: Cây mè đen lên ngôi
• Ứng dụng IPM trên rau màu ở An Giang
• Diễn biến cà phê trong nước tuần kết thúc
• Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa
• Lúa sạch giá cao: mô hình nông nghiệp mới
• Triển vọng sản xuất lúa chất lượng cao tại An Giang
• Điều bí ẩn năng suất lúa được giải quyết?
• Nếp Phú Tân sắp có tên thương hiệu
• Tây Nguyên: Hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất tơ lụa
• Ngành hồ tiêu Việt Nam: cả thế giới đang nhìn ta qua kính lúp!
• Bà Rịa - Vũng Tàu: hỗ trợ các hộ dân 400 triệu trồng rau an toàn
• Trồng rau má, thu bạc triệu
• Xây dựng thương hiệu rau an toàn
• Thái Bình: Nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản
• Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại hoá
• Nghệ An: quyết tâm sản xuất thắng lợi vụ xuân 2006
• Phú Yên: tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu mía đường
• Chuyên đề sản xuất lúa chất lượng cao

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb