Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Trồng

Trồng mướp đắng hiệu quả kinh tế cao

Cty TNHH Đông Tây đã thông qua Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc tiếp tục đầu tư 100% vốn, giống để người dân mở rộng diện tích. Cuối vụ, Cty cử người đến tận nhà thu mua và thanh toán sòng phẳng tiền cho bà con nông dân.

Mấy năm gần đây, những cánh đồng lúa của huyện vùng cao Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình dần được thay thế bằng bạt ngàn những giàn mướp đắng. Những xã có diện tích trồng mướp đắng nhiều là Lỗ Sơn, Quy Mỹ, Gio Nhân và Gia Mô; trong đó xã Lỗ Sơn có nhiều gia đình trồng mướp đắng hơn cả.

Toàn xã có 600 hộ với 3 nghìn dân thì có đến hơn 100 gia đình tham gia trồng loại cây này. Ông Bùi Văn Sâu, ở xóm Bến, xã Lỗ Sơn – một người dân đi tiên phong trồng mướp đắng kể lại: “Năm 2000, trong một lần đi chơi ở nhà bà con bên huyện Kim Bôi, tôi nhận thấy rất nhiều người dân ở đây trồng mướp đắng để lấy hạt bán cho Công ty TNHH Đông Tây và họ đã giàu nhờ cây trồng mới này. Thế là tôi mạnh dạn nhận giống, phân bón và học tập kỹ thuật để về trồng mướp đắng”. Với 6 nghìn mét vuông đất của gia đình, ông Sâu đã vận động vợ, con cải tạo để trồng mướp đắng.

Sau 3 tháng với bao vất vả và phấp phỏng lo âu, kết quả cuối vụ thu được ngoài niềm mong đợi của gia đình ông. Nếu như trước đây, số diện tích đó đem cấy lúa thì mỗi vụ cũng chỉ thu được khoảng 5 triệu đồng, nhưng trồng mướp đắng, sau 3 tháng, ông thu được hơn 1 tạ hạt, với giá thành trung bình khoảng 140 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình thu lãi hơn 15 triệu đồng, cao gấp 5 lần so với cây lúa. Nhờ cây trồng mới này, gia đình ông Bùi Văn Sâu đang vươn lên làm giàu.

Từ thành công của gia đình ông Sâu, đến nay, cây mướp đắng đã được hàng nghìn người dân trong và ngoài xã đưa vào làm cây trồng chính. Chỉ tính riêng xã Lỗ Sơn đã có hơn 30 ha trồng mướp đắng. Theo chân ông Bùi Văn Bích, Bí thư Đảng ủy xã Lỗ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Mai, ở xóm Củi trước kia được coi là nghèo nhất xã. Với hơn 5 nghìn mét vuông đất, hai vợ chồng anh Mai cùng mấy đứa con quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng.

Năm 2001, anh Mai mạnh dạn nhận giống mướp đắng về trồng trên 2 nghìn mét vuông để lấy hạt bán cho Cty TNHH Đông Tây, nhờ cần cù chăm chỉ, sau mỗi vụ, trừ chi phí, vợ chồng anh thu lãi gần 7 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã thoát được nghèo, đói, mua được ti vi và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. Tuy nhiên, quá trình trồng loại cây này đòi hỏi người nông dân phải bỏ nhiều thời gian, công sức vì phải thụ phấn nhân tạo cho hoa… Đến lúc thu hoạch phải bổ quả, lấy hạt rồi phơi khô để bán cho Cty.

Một lợi thế nữa của việc trồng mướp đắng là người dân có thể tận dụng vỏ của quả để làm phân bón cho các cây trồng khác. Theo chị Bùi Thị Luyến, trồng 3 nghìn mét vuông mướp đắng, ở xóm Mý, xã Lỗ Sơn, thì vỏ của quả mướp đắng rất tốt cho cây lúa và ngô. Sau khi lấy hạt, vỏ của loại cây này được bà con nông dân đem bón cho ruộng lúa hay ngô.

Chính vì vậy mà mấy năm nay, sản lượng lúa ngô của bà con nông dân ở đây đạt ở mức cao. Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc đã có kế hoạch phối hợp với Cty TNHH Đông Tây để chuyển giao KHKT và mở mang diện tích, đưa cây mướp đắng vào trồng trên diện rộng để giúp bà con nông dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Gia Dũng (Theo NNVN)

 


 


° Các tin khác
• Trồng dừa xen ca cao: Hấp dẫn, hiệu quả
• Trồng chà là trên đất cát
• Người giữ sắc mai vàng
• Minh Tân (Thái Bình): Từ cánh đồng 13 triệu đến cánh đồng 130 triệu
• Cây... trăm triệu
• Ca cao sẽ là cây chủ lực
• Côn trùng lạ trên nhãn
• Có hay không, nông dân An Giang
• Sản xuất nấm bào ngư trên cơ chất rơm
• Khảo nghiệm 10 giống đậu nành tại TP Long Xuyên
• Tre Điền Trúc, mô hình cải tạo vườn tạp hiệu quả cao
• Long xuyên: Cây mè đen lên ngôi
• Ứng dụng IPM trên rau màu ở An Giang
• Diễn biến cà phê trong nước tuần kết thúc
• Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa
• Lúa sạch giá cao: mô hình nông nghiệp mới
• Triển vọng sản xuất lúa chất lượng cao tại An Giang
• Điều bí ẩn năng suất lúa được giải quyết?
• Nếp Phú Tân sắp có tên thương hiệu
• Tây Nguyên: Hỗ trợ nông dân nghèo sản xuất tơ lụa
• Ngành hồ tiêu Việt Nam: cả thế giới đang nhìn ta qua kính lúp!
• Bà Rịa - Vũng Tàu: hỗ trợ các hộ dân 400 triệu trồng rau an toàn
• Trồng rau má, thu bạc triệu
• Xây dựng thương hiệu rau an toàn
• Thái Bình: Nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản
• Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại hoá
• Nghệ An: quyết tâm sản xuất thắng lợi vụ xuân 2006
• Phú Yên: tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu mía đường
• Chuyên đề sản xuất lúa chất lượng cao
• Một xã bán rau sạch qua thương mại điện tử

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb