Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Gà cúm, trứng cũng lao đao

Hai ngày nay, cô chủ vựa trứng gà vịt ở chợ Đồng Tháp chỉ bán được 2 quả trứng vịt, mà giá có 200 đồng/trứng, trong khi mỗi ngày phải mất 6.000 đồng chi phí vệ sinh, thuê mặt bằng tại chợ. Cơ quan chức năng địa phương không cấm, nhưng cũng không khuyên sử dụng trứng.

Những ngày qua, thông tin liên tiếp khuyến cáo người dân nói "5 không" với gia cầm (không ăn, không giết mổ, không sử dụng gia cầm ốm, gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ở ổ dịch) làm cho nhiều người "tạm biệt" loại trứng, dù các cơ quan chức năng chưa có "lệnh cấm" nào đối với sản phẩm này. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá mỗi quả trứng đã giảm từ mức 1.100 đồng xuống còn 200 đồng. Những nơi "lạc quan" hơn thì giá tối đa cũng chỉ 340 đồng. 

Ông Nguyễn Văn Lăng, chủ trang trại gà ở ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phong, tỉnh Tiền Giang, cho biết, trước đây cứ 3 ngày trang trại của ông cung cấp 30.000 trứng cho thương lái, chủ yếu là về TP HCM. Có những hôm không đủ hàng để bán, ông phải thu mua thêm từ các trang trại chăn nuôi và hộ gia đình trong khu vực. "Còn bây giờ mỗi tuần chỉ bán được 10.000-15.000 trứng, trang trại nhà còn thừa làm sao thu mua cho hộ khác được", ông Lăng ngậm ngùi nói. Trại gà của gia đình ông Lăng có khoảng 4.000 con, giảm gần một nửa so với trước mùa dịch. Số lượng trứng thu được khoảng 2.300 quả mỗi ngày. "Mỗi ngày gia đình tôi phải bù gần 1 triệu đồng tiền thức ăn cho gà, chưa kể chi phí phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng trại", ông nói.

Nhiều người dân lâu nay vốn sống nhờ nghề buôn bán trứng đang hoang mang. Bà Nguyễn Thị Hai, chủ vựa trứng gà ở chợ Tiền Giang nói: "Tôi quay đi ngoảnh lại vẫn không biết mình phải đổi nghề gì, bởi buôn bán trứng đã hơn 20 năm nay rồi. Muốn nghỉ bán đi giúp việc nhà cũng không ai chịu thuê vì lớn tuổi quá". Còn cô chủ vựa trứng gia cầm ở chợ Đồng Tháp bộc bạch: "Buôn có bạn, bán có phường. Muốn nghỉ bán trứng để buôn thứ khác cũng phải có thời gian chờ để tìm bạn hàng. Tạm thời phải duy trì việc bán trứng để cầm cự, chỉ sợ trứng để lâu quá lại thối".

Phó chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, bà Trần Thị Hậu cũng tỏ ra xót xa: "Nghe nói đến dịch cúm gia cầm là dân không ăn thịt gà vịt, kể cả kiểm dịch rồi, còn tẩy chay cả trứng nữa. Nhưng chúng tôi cũng không biết khuyến cáo cho người dân như thế nào về việc có nên ăn trứng hay không".

Hiện nay, tổng đàn vịt đẻ của huyện hiện có gần 500.000 con và nuôi vịt đẻ trở thành ngành chăn nuôi phát triển nhất. Chỉ một xã Tân Hội Trung đã có đến 324 hộ nuôi vịt đẻ với tổng đàn gần 28.000 con. Việc thị trường trứng "đóng băng" đã làm cho nông dân méo cả mặt. Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Trung tâm thú y vùng TP HCM Nguyễn Xuân Bình cho biết, hiện nay chưa có khuyến cáo nào của các cơ quan chức năng về việc không ăn trứng gia cầm, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng được.

Theo ông, về nguyên tắc, cán bộ thú y chỉ có thể kiểm dịch được đối với các loại trứng gia cầm bằng quan sát cảm quan như màu sắc trứng, chất lượng bên trong của trứng khi soi ngoài ánh sáng. Còn kiểm tra đầy đủ hơn về nguồn gốc trứng hay trứng có tiềm ẩn virus H5N1 không thì cán bộ thú y cơ sở chưa làm được.

Do đó để đảm bảo an toàn, khi ăn các loại trứng nên luộc chín, nấu kỹ để đảm bảo diệt hết virus, vi khuẩn Không thể loại trừ trường hợp virus cúm gia cầm (nếu có) có thể bám vào vỏ bên ngoài của quả trứng, từ đó sẽ dính vào tay chân, quần áo của người cầm. Theo ông Bình, người chăn nuôi khi thu hoạch trứng nên qua một khâu xử lý tiệt trùng bằng hóa chất trước khi đưa ra thị trường. Còn bà nội trợ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, ngụ quận 1, TP HCM thì khẳng định: "Vẫn thích ăn trứng, nhưng tốt hơn hết là tôi mua trong siêu thị, đảm bảo được nguồn gốc, xuất xứ trứng, từ đó yên tâm về chất lượng hơn".

Nguồn: Phan Anh (Vietnam Website)


° Các tin khác
• Cúm gia cầm lại bùng phát tại Trung Quốc
• Long An: Xoá “điểm nóng” gia cầm lậu vào TP.HCM
• Vẫn còn nhiều hộ dân lén lút buôn bán gia cầm
• Hà Nội phản đối thông tin là 1/17 ổ dịch
• Để tiêu hủy gia cầm, cần có chính sách thu mua hợp lý
• Dịch cúm gia cầm: Gia cầm chết hàng loạt tại tỉnh Hòa Bình
• Thêm 3 tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Hoà Bình phát dịch
• Sơn La, điểm đến thứ 14 của dịch cúm gia cầm
• Xem đá gà mùa cúm gà
• Cá basa VN xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Qui trình ương và nuôi thương phẩm cá thác lác nâng cao hiệu quả cho người nuôi
• Việt Nam có thể là nước đầu tiên bùng nổ đại dịch cúm 
• Dấu vết buồn của con tôm trên cát: Vùng nuôi tôm: vắng, người nuôi tôm: đau
• Châu Phú: Nuôi tôm càng xanh thu lợi nhuận 30 triệu đồng/ha
• Đà điểu lấy thịt, hướng chăn nuôi mới ở Đà Nẵng
• Sạt nghiệp vì dịch cúm
• Miền núi làm giàu nhờ... thuỷ sản
• Nuôi ốc hương.
• Thành tựu trong chăn nuôi 2001-2005
• Sức khoẻ lợn với hiệu quả chăn nuôi
• Nuôi nhím
• Đánh giá chi phí cho lợn bệnh
• Nuôi vẹm xanh
• Nuôi ấp nhân tạo để làm tăng mức độ sống sót của gà nuôi
• Điều chỉnh các hệ thống sản xuất thức ăn cho đại gia súc trong hệ thống SCV
• Quảng Nam: Khẩn cấp đối phó dịch cúm gia cầm
• Ăn trứng gia cầm nguy hiểm đến mức nào? 
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 14/11/2005
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Khẩn cấp phòng chống H5N1: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb