Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Để tiêu hủy gia cầm, cần có chính sách thu mua hợp lý

Trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm, trách nhiệm phòng chống dịch là của mọi người dân. Tuy nhiên, khi áp dụng những giải pháp ngăn chặn dịch để đảm bảo sức khỏe cho toàn dân thì một số người lại bị thiệt hại nghiêm trọng về tài sản do đàn gia cầm của mình bị hủy diệt. Câu chuyện sau đây cho thấy việc bù giá cho người chăn nuôi quá thấp dẫn đang đến những nghịch cảnh đau lòng...

Tôi quen chị Phạm Thị Bạch Mai từ đợt dịch cúm gà đầu tiên vào cuối năm 2003 nhưng mãi tới gần đây mới biết chị là Việt kiều từ Mỹ trở về. Sau hơn 20 năm vợ chồng chị lao động cật lực bằng đủ thứ nghề trên xứ người, từ mở xưởng may rồi kinh doanh nhà hàng, năm 2000, khi các con đã lớn khôn, thành đạt, chị cùng chồng trở lại quê hương, dốc hết vốn liếng, sức lực đầu tư nuôi gà. Và giờ đây, chị đang ngồi nhìn trại gà khép kín với quy mô hơn 100.000 con gà của mình qua màn nước mắt.Chị Mai nhớ lại lúc đầu chỉ gầy dựng được 6.000 con gà đẻ trứng.

Qua nhiều năm tháng vất vả, đàn gà tăng thêm được 14.000 con, rồi 30.000 con... Nhưng khi chị vừa trở thành chủ trang trại gia cầm lớn nhất tỉnh Tiền Giang với quy mô gần 60.000 con gà đẻ trứng (tại ấp Phú Hòa, xã Phú Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) thì đùng một cái xảy ra dịch cúm gà. Vậy là từ tỉ phú, chị trở thành người ôm nợ, trắng tay.

Trong đợt cúm gà đầu tiên đó, trang trại của chị bị tiêu hủy 53.000 con gà đẻ và 1,5 triệu quả trứng, tổng thiệt hại gần 5 tỉ đồng. Thời điểm đó đàn gà của chị không bị bệnh nhưng phải tiêu hủy sạch vì trong vòng bán kính 3 km có ổ dịch.

Đau đớn hơn là vừa tiêu hủy xong vào buổi chiều thì tối đó chị nghe thông báo mới: không tiêu hủy gà không bị bệnh trong vòng bán kính 3 km nữa.

Đợi qua mùa dịch, chị bán một căn nhà ở TP.HCM và 2,6 ha đất vườn để lấy tiền trả nợ ngân hàng và gầy dựng lại đàn gà. Lần này, chị nhập 1.500 con gà giống từ Đức về rồi nhập thêm gà bố mẹ từ Công ty gia cầm miền Nam để phát triển thêm đàn gà thịt. Lần này, chị tính toán kỹ, tổ chức trang trại theo quy trình khép kín: trại tự sản xuất con giống, có xưởng chế biến thức ăn và thuê bác sĩ thú y phụ trách thức ăn cho gà. Đậu nành đã được ép dầu và lấy hết độc tố, chỉ còn lại bã đậu nhập từ Mỹ. Bắp thì mua trực tiếp từ Tân Châu, Đắk Lắk. Cá khô thì mua từ biển. Cám thì nhà máy xay ra mỗi ngày. Tất cả đều tự chế biến.

Nhờ vậy mà gà đẻ đều đặn, thời gian dài hơn, trứng to hơn. Cứ 6 tháng thì cơ quan thú y lấy mẫu một lần. Trứng thì kiểm dịch mỗi ngày. Gà xuất chuồng cũng qua kiểm dịch. Đầy đủ thủ tục và bảo đảm "sạch". Chị cũng đã xây dựng cơ sở giết mổ riêng đồng thời mở một địa điểm tại chợ Mỹ Tho để lắp đặt thiết bị lạnh và tiêu thụ gà làm sẵn theo quy trình sạch. Ngoài ra, chị còn có một điểm bán sỉ trứng gà tại quận 6, TP.HCM. Nhưng rồi "người tính không bằng trời tính".

Trang trại của chị có tổng đàn 108.000 con, trong đó có 50.000 con gà đẻ, còn lại là gà siêu thịt và gà hậu bị. Chị định tháng 10 vừa rồi xuất chuồng 20.000 con gà loại (đã đẻ hơn 11 tháng). Chỉ cần gọi 3 mối thì bán hết trong vòng 2 ngày. Riêng gà thịt thì đã có sẵn 5 mối, trong vòng nửa tháng sẽ xuất hết 30.000 con. Không ngờ dịch đến sớm. 30.000 con gà thịt lẽ ra bán được hơn 1 tỉ đồng thì giờ chỉ còn 150 triệu đồng... khiến chị không cầm được nước mắt...Để duy trì đàn gà, hiện mỗi ngày phải chi tiền thức ăn gần 50 triệu đồng.

Trong khi đó, giá gà thịt và trứng gà đã xuống tới "đáy" dù gà của chị là gà "sạch". Giá thành một quả trứng từ 500 - 550đ phải bán với giá 200đ; gà giá thành 1 kg tới 15.000đ phải bán với giá 4.000đ. Bán thì lỗ nhưng không bán thì càng lỗ! Hôm tiếp xúc với đoàn công tác của Chính phủ, chị Mai cho biết thức ăn của trang trại chỉ còn đủ cho 7 ngày nữa. Chị cũng đã tính đến phương án "bứt lông" để bảo toàn đàn gà. Khẩu phần của gà sẽ giảm còn phân nửa.

Ngày thứ 2 giảm còn 25% và ngày thứ 3 chỉ cho gà ăn bột sò; từ ngày thứ 4 sẽ bỏ đói gà trong một tuần và chỉ cho uống nước. Với quy trình... bỏ đói như vậy thì đến ngày thứ 15, lông gà sẽ rụng sạch. Con gà nặng 2 kg sẽ còn khoảng 1,3 - 1,4 kg. Qua thời gian trên sẽ cho gà ăn trở lại theo tiêu chuẩn gà nuôi từ nhỏ. Và trong vòng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng gà bắt đầu đẻ lại. Bằng cách này, chị tính sẽ giảm được 500 - 600 triệu đồng tiền thức ăn. Nhưng đây là phương án chỉ thực hiện trong tình huống xấu nhất, bởi sẽ phải hao hụt ít nhất là 10% đàn gà. Cố gắng tìm cách xoay xở, chị bèn thuê kho lạnh, giết mổ, kiểm dịch, đóng gói và trữ thịt gà. Chị tính nếu thuê được container lạnh thì mỗi tháng chi phí 6 triệu đồng, cộng thêm tiền điện là 9 triệu đồng. Mỗi container chứa được khoảng 6.000-7.000 con gà.

Thời gian tồn trữ kéo dài được 6 tháng. Sau ngày 20/11, nếu không tiêu thụ được thì bắt buộc phải thực hiện một trong các phương án trên... Khi chúng tôi kết thúc bài viết này thì vẫn chưa biết số phận đàn gà của chị Mai sẽ được định đoạt như thế nào. Thiết nghĩ, nếu Nhà nước có chính sách thu mua số gia cầm của chị Mai một cách hợp lý, gần với mức bảo toàn vốn cho người chăn nuôi hơn thì việc thực hiện phòng chống dịch sẽ được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: Hoàng Phương (Vietnam Website)


° Các tin khác
• Dịch cúm gia cầm: Gia cầm chết hàng loạt tại tỉnh Hòa Bình
• Thêm 3 tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Hoà Bình phát dịch
• Sơn La, điểm đến thứ 14 của dịch cúm gia cầm
• Xem đá gà mùa cúm gà
• Cá basa VN xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Qui trình ương và nuôi thương phẩm cá thác lác nâng cao hiệu quả cho người nuôi
• Việt Nam có thể là nước đầu tiên bùng nổ đại dịch cúm 
• Dấu vết buồn của con tôm trên cát: Vùng nuôi tôm: vắng, người nuôi tôm: đau
• Châu Phú: Nuôi tôm càng xanh thu lợi nhuận 30 triệu đồng/ha
• Đà điểu lấy thịt, hướng chăn nuôi mới ở Đà Nẵng
• Sạt nghiệp vì dịch cúm
• Miền núi làm giàu nhờ... thuỷ sản
• Nuôi ốc hương.
• Thành tựu trong chăn nuôi 2001-2005
• Sức khoẻ lợn với hiệu quả chăn nuôi
• Nuôi nhím
• Đánh giá chi phí cho lợn bệnh
• Nuôi vẹm xanh
• Nuôi ấp nhân tạo để làm tăng mức độ sống sót của gà nuôi
• Điều chỉnh các hệ thống sản xuất thức ăn cho đại gia súc trong hệ thống SCV
• Quảng Nam: Khẩn cấp đối phó dịch cúm gia cầm
• Ăn trứng gia cầm nguy hiểm đến mức nào? 
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 14/11/2005
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Khẩn cấp phòng chống H5N1: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế
• Vaccine phòng H5N1 Việt Nam sản xuất: Nhóm nghiên cứu thử trên cơ thể mình
• Giải mã hoàn chỉnh bộ gen virus cúm H5N1
• 13 tỉnh, thành phố công bố có dịch cúm gia cầm
• Xuất hiện thêm virus H3N4 và H4N5
• Cúm gia cầm 24h qua

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb