Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nuôi ốc hương.

- Cách nuôi ốc hương thương phẩm Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.

+ Nuôi trong đăng, lồng

Phải chọn vị trí đặt đăng, lồng ở vùng nước trong sạch, đáy cát hoặc san hô, độ mặn 25- 35‰, ổn định. Lồng, đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ. Độ sâu đặt lồng, cắm đăng từ 1,5m nước trở lên.

Thả giống: Cỡ giống tối thiểu đạt 8.000 - 10.000 con/kg trở lên. Mật độ thả: 500-1.000 con/m2. Thời gian nuôi: Nuôi từ 5 - 6 tháng tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc.

Chăm sóc: Thức ăn cho ốc hương là cá, cua, ghẹ, don, dắt... đập vỏ, thái nhỏ. Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 - 10% trọng lượng ốc hương, ngày cho ăn một lần vào chiều tối. Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh, vớt thức ăn thừa tránh ô nhiễm. Nếu lồng, đăng quá bẩn cần chuyển vị trí, làm vệ sinh lồng sạch sẽ.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt 90 - 150 con/kg tiến hành thu hoạch.

+ Nuôi trong ao

Ao nuôi phải gần biển, nước sạch, đáy cát, ít bùn. Độ mặn 25 - 35‰. Độ sâu ao từ 0,8 - 1,5m nước, độ pH 7,5 - 8,5. Ao tẩy sạch sẽ, diệt trừ dịch hại, dùng lưới ngăn cá dữ, cua ghẹ vào ăn ốc con. Thả giống: Cỡ giống thả 5.000 - 6.000 con/kg. Mật độ thả: 50 - 100 con/m2. Thời gian nuôi: Từ 5 - 6 tháng tùy điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi.

Chăm sóc: Thức ăn gồm cá, trai nước ngọt, don, cua, ghẹ... băm nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 - 10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày một lần vào chiều tối. Thức ăn được thả vào sàn hoặc vó, đặt đều khắp ao.

Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh. Vớt thức ăn thừa khỏi ao để tránh ô nhiễm. Thay nước ao thường xuyên để ốc lớn nhanh. Cải tạo lại ao cũ trước khi nuôi lại.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt kích thước 90 - 150 con/kg có thể thu hoạch. Tháo cạn nước trong ao, nhặt bắt ốc bằng tay, hoặc dùng cào sắt để gom ốc. Ốc thu hoạch xong nhốt trong giai hoặc bể 1 - 2 ngày để làm sạch bùn đất và trắng vỏ.

+ Nuôi trong bể xi-măng

Bể xi-măng có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng. Nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dày 2 - 3cm. Độ mặn 30 - 35‰, giữ độ mặn không giảm xuống dưới 20‰. Nuôi ở mức nước từ 0,5 - 1,2m.

Thả giống: Cỡ giống thả 10.000 - 12.000 con/kg trở lên. Mật độ thả: 100 - 200 con/m2. Thời gian nuôi: Từ 5 - 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Chăm sóc: Thức ăn là cá, ghẹ, don... băm, đập, giã nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5 - 10% trọng lượng ốc nuôi. Mỗi ngày cho ăn 1 - 2 lần. Rải thức ăn đều trên khắp mặt bể.

Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số cho phù hợp. Vớt thức ăn thừa để không làm ô nhiễm nước bể.

Thay nước từ 50 - 70% nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ thay, rửa cát đáy, giữ môi trường bể nuôi luôn sạch để giúp ốc lớn nhanh. Vệ sinh, cải tạo bể khi nuôi lại.

Thu hoạch: Khi ốc nuôi đạt kích thước 90 - 150 con/kg có thể thu hoạch. Ốc sau thu hoạch nhốt trong giai hoặc trong bể 1 - 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.

Theo Nông thôn ngày nay

- Ốc hương, loài hải sản quý cần được bảo vệ

Ốc hương (Babylomia qreslata) là loài ốc biển rất quý, có giá trị xuất khẩu cao, phân bố dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.

Việc khai thác, chế biến ốc hương để xuất khẩu là hợp lý và cần khuyến khích, song do chưa nắm được đặc tính của loài ốc quý này, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt nên ngư dân ta khai thác khá bừa bãi từ ốc bố mẹ mang trứng đến cả ốc con, làm sản lượng giảm dần và cỡ ốc càng nhỏ lại, rất có nguy cơ tuyệt chủng.

Để duy trì, phát triển nguồn lợi ốc hương, trước mắt cần có sự nghiên cứu về đặc điểm sinh học và biện pháp khai thác hợp lý, tiến tới tổ chức nuôi nhân tạo để có sản lượng lớn phục vụ đời sống và xuất khẩu.

Ở vùng biển Bình Thuận, ốc hương sống ở độ sâu 5 - 20m, đáy cát bùn hay bùn cát vùng bãi triều, thềm lục địa, cách bờ 2 -3km. Chúng ăn xác bã hữu cơ là chính nên cũng dễ nuôi; thích hợp với độ mặn 27 - 35%0, nhiệt độ nước 21 - 29oC, hàm lượng oxy hoà tan trên 4,5 mg/lít, độ PH 7,5 - 8,5.

Ốc hương sống rải rác ở đáy biển, khi gặp mồi thì hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Vì vậy, ngư dân dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt.

Ngư dân Thái Lan có kinh nghiệm làm rập 3 tầng, đường kính rộng 25cm, với lưới có mắt 25mm cố định trên khung bằng sắt để trống phía trên. Một giàn rập thường có 100 cái liên kết nhau trên một dây dài, mỗi rập cách nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi cã ốc phân bố để nhử bắt.

Một số ngư dân ở Bình Thuận cã kinh nghiệm dùng mồi là cá chai muối sau 12 - 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn. Ngư dân ở Thanh Hoá, Nghệ An lại dùng mồi bằng rắn biển để làm mồi cho ốc còng đem lại năng suất đánh bắt cao.

Tuy nhiên, đến nay, những hiểu biết về loài ốc hương của chúng ta, nhất là ngư dân còn quá ít, trong khi lại tiến hành khai thác một cách thiếu khoa học nên nguồn lợi đang cạn dần, năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm.

Ở Bình Thuận, 3- 4 năm về trước, ngư dân khai thác đạt từ 20 đến 100 kg/giàn rập 100 cái (loại 1 tầng), đến nay chỉ đạt 2 - 3kg/giàn rập (còng 100 cái). Nhưng do giá ốc hương rất cao, 40 - 50 ngàn đồng/kg (cả vỏ) nên ngư dân vẫn khai thác quanh năm, bắt hết ốc nhỏ, kể cả ốc đang trong mùa sinh sản của chúng.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt ngư dân nên dùng mắt lưới làm rập cỡ 30 - 35m để hạn chế bắt ốc nhỏ và không bắt ốc vào mùa chúng sinh sản (tháng 3 - 5 âm lịch). Về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu sâu để nắm được các đặc điểm sinh học, từ đó cho sinh sản nhân tạo thành con giống và nuôi thương phẩm, nhằm tái tạo nguồn lợi, gia tăng sản lượng cả khai thác và nuôi để tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân, bảo đảm có nguồn hải sản quý xuất khẩu lâu dài và ngày càng tăng.

Trần Trọng Thương

- Ương giống ốc hương

+Chuẩn bị bể ương:

Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước. Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa đủ, không qúa mạnh hay qúa yếu.

+Mật độ ương:

Mật độ ương xác định theo kích cỡ ốc giống: kích cỡ từ 1.000-4.000 con/kg thì mật độ ương 1.000-3.000 con/m2; kích cỡ từ 4.000-7.000 con/kg thì mật độ ương 3.000-5.000 con/m2; kích cỡ càng lớn thì mật độ ương càng dày hơn, chẳng hạn dưới 10.0000 con/kg nên ương với mật độ từ 10.000-15.000 con/m2.

+Quản lý, chăm sóc:

Trong tháng đầu, thức ăn cho ốc là thịt tôm, ghẹ băm nhỏ. Lượng thức ăn vừa đủ, không dư, cho ăn 1-2 lần/ngày. Sang tháng thứ 2, cho ốc ăn thịt cá, tôm, ghẹ, nhuyễn thể 2 vỏ cắt nhỏ. Lượng thức ăn bằng 20-25% trọng lượng ốc. Hàng ngày thay 50-80% nước, kết hợp với cho ăn vừa đủ, vớt sạch thức ăn thừa. Sục rửa cát hoặc thay cát đáy thực hiện từ tháng thứ 2 trở đi khi ốc con đã đủ lớn.

+Thu hoạch ốc giống:

Khi ốc giống đạt kích thước từ 15-20mm, khối lượng 5000-7000 con/kg thì thu hoạch chuyển ra nuôi lớn trong ao, đăng hoặc lồng trên biển. Rút cạn nước bể ương, dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua các cỡ mắt lưới khác nhau để phân loại ốc. Cân tổng số ốc và cân mẫu ốc mỗi loại. Xác định số lượng ốc để thả nuôi cho đúng mật độ.

TS. Nguyễn Thị Xuân Thu (PGĐ TT Nghiên cứu Thủy sản III)


° Các tin khác
• Thành tựu trong chăn nuôi 2001-2005
• Sức khoẻ lợn với hiệu quả chăn nuôi
• Nuôi nhím
• Đánh giá chi phí cho lợn bệnh
• Nuôi vẹm xanh
• Nuôi ấp nhân tạo để làm tăng mức độ sống sót của gà nuôi
• Điều chỉnh các hệ thống sản xuất thức ăn cho đại gia súc trong hệ thống SCV
• Quảng Nam: Khẩn cấp đối phó dịch cúm gia cầm
• Ăn trứng gia cầm nguy hiểm đến mức nào? 
• Thị trường hàng hóa trong nước ngày 14/11/2005
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Khẩn cấp phòng chống H5N1: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế
• Vaccine phòng H5N1 Việt Nam sản xuất: Nhóm nghiên cứu thử trên cơ thể mình
• Giải mã hoàn chỉnh bộ gen virus cúm H5N1
• 13 tỉnh, thành phố công bố có dịch cúm gia cầm
• Xuất hiện thêm virus H3N4 và H4N5
• Cúm gia cầm 24h qua
• Giá cá tra, ba sa tăng từ 200 - 900 đồng/kg
• Trung Quốc : Cúm gia cầm có nguy cơ xuất hiện thêm 
• Cá basa Việt Nam xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Cúm gia cầm diễn biến phức tạp
• Hà Nội: Thủy sản tăng giá 
• TP.HCM: Triệt để kiểm tra, tiêu diệt, ngăn cấm nuôi gia cầm 
• Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tiết sữa và tiết hết sữa ... ở bò
• Xã Phước Quang tổng kết mô hình chăn nuôi bò thịt năng suất cao
• Bình Thuận: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre: Hỗ trợ dân phát triển mạnh bò lai Sind
• Ninh Thuận giúp giống và kỹ thuật cho nông dân cải tạo đàn gia súc
• Thiết lập các chốt kiểm dịch 24/24 giờ
• Xử lý việc nuôi và vận chuyển gia cầm trên địa bàn TPHCM

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb