Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

13 tỉnh, thành phố công bố có dịch cúm gia cầm

Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 61 xã, phường thuộc 39 huyện, thị của 13 tỉnh, thành phố, trong đó Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là những địa phương mới công bố dịch.

Trong ngày 14/11 đã xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm tại các xã Thạch Thủy, thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, Hải Dương); Gia Đông, Lãng Ngâm, Khắc Niệm thuộc các huyện Thuận Thành, Gia Bình và Tiên Du (Bắc Ninh); Lê Lợi (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng); Bình Thanh Tây (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Tại Vĩnh Phúc, sau khi có kết quả mẫu xét nghiệm đàn gia cầm ở xã An Hòa và Hướng Đạo (huyện Tam Dương) có phản ứng dương tính, UBND tỉnh đã công bố dịch cúm gia cầm tại hai xã này. Chi cục Thú y tỉnh cử cán bộ phối hợp với địa phương tổ chức khử trùng tiêu độc, cô lập toàn bộ khu vực.

Tại Bắc Giang, sau một thời gian tạm thời được khống chế, ngày 13 và 14/11 tiếp tục phát hiện thêm 7 hộ ở các xã Tam Dị (huyện Lục Nam), Gia Liêm (huyện Sơn Động), Hồng Thái (huyện Việt Yên) và Quý Sơn (huyện Lục Ngạn) có hơn 450 gia cầm chết chưa rõ nguyên nhân. Toàn bộ số gia cầm của các hộ này đều đã được tiêu huỷ theo quy định.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang tái phát mạnh và có xu hướng lây lan nhanh, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm Cao Đức Phát cho biết sẽ tiếp tục thành lập 9 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống và hướng dẫn dập dịch ở các địa phương đã tái phát dịch.

Để ngăn chặn việc lây nhiễm dịch cúm gia cầm sang người, các ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên ăn gia cầm đã qua kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý, chế biến chín.

Theo khuyến cáo mới đây của FAO, các thành phần chính trong vắcxin tiêm phòng cho gia cầm không độc, có thể phân hủy hết trong vòng 14 ngày. Do đó, gia cầm được phép đưa đi tiêu thụ sau 14 ngày kể từ khi tiêm phòng mũi vắcxin cuối cùng./.

TTXVN (Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh)


° Các tin khác
• Xuất hiện thêm virus H3N4 và H4N5
• Cúm gia cầm 24h qua
• Giá cá tra, ba sa tăng từ 200 - 900 đồng/kg
• Trung Quốc : Cúm gia cầm có nguy cơ xuất hiện thêm 
• Cá basa Việt Nam xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Cúm gia cầm diễn biến phức tạp
• Hà Nội: Thủy sản tăng giá 
• TP.HCM: Triệt để kiểm tra, tiêu diệt, ngăn cấm nuôi gia cầm 
• Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tiết sữa và tiết hết sữa ... ở bò
• Xã Phước Quang tổng kết mô hình chăn nuôi bò thịt năng suất cao
• Bình Thuận: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre: Hỗ trợ dân phát triển mạnh bò lai Sind
• Ninh Thuận giúp giống và kỹ thuật cho nông dân cải tạo đàn gia súc
• Thiết lập các chốt kiểm dịch 24/24 giờ
• Xử lý việc nuôi và vận chuyển gia cầm trên địa bàn TPHCM
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• Bình Dương: Làm giàu bằng nuôi lợn công nghiệp
• Sử dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, xử lý môi trường
• Tác hại của bệnh lở mồm long móng
• Dê lên ngôi!
• Hậu Giang: Thoát nghèo nhờ nuôi lươn
• Nuôi ếch làm giàu
• Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm mùa lũ
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Hà Nội: gà mất giá, thỏ lên ngôi
• Vĩnh Phúc: chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• TP.HCM gắn chíp điện tử cho toàn bộ số gấu nuôi tại các hộ dân
• Quyết liệt phòng chống đại dịch cúm gia cầm
• Giám sát

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb