Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cúm gia cầm 24h qua

Trước xu hướng lan rộng và nhanh của cúm gia cầm (một phần do tình trạng phát hiện dịch quá chậm), Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đành yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được giấu dịch.

Trong cuộc họp hôm nay (14/11), BCĐ Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm rút ra kết luận: Dịch đồng loạt bùng phát ở nhiều xã, thôn do công tác phát hiện, giám sát dịch bệnh chậm, không kiên quyết và triệt để.

Dư luận đặt câu hỏi: Do phát hiện chậm hay không muốn phát hiện sớm?

Khi mà 10 tỉnh, thành đã công bố dịch; một số khác ngấp nghé danh sách "dự bị", các lãnh đạo cấp cao nhất đang hối hả về thị sát từng địa phương, nhiều biện pháp dập dịch mới đang ở mức đề nghị từ trên. Cụ thể:

- Đề nghị các nhà khoa học tìm nguồn lây tại Việt Nam; như bắn chim di trú, xét nghiệm tìm virus H5N1; - Bộ Y tế phối hợp với Viện Thú y nghiên cứu nhanh, thông báo cho dân: được ăn gia cầm nào? chế biến ra sao thì an toàn? - Lực lượng thú y kết hợp y tế giám sát bệnh trên người tại địa phương. - Các địa phương tổ chức lại hệ thống giám sát dịch, đặc biệt là các cấp cơ sở, xã thôn...

Các cấp chính quyền phía dưới thì sao? Nhiều nơi đang "án binh bất động" chờ "trên" triển khai phòng chống dịch. Ban quản lý chợ Nọ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) nói: "Hình như ngày 15/11 này Ủy ban xã mới có biện pháp cụ thể chứ trước nay không có, kiểm dịch cũng lâu lâu mới tới!". Thế là ở chợ này, dân vẫn mua bán gà vịt (kể cả vịt con để về nuôi).

Tại Hà Tây, gia cầm vẫn thoải mái chạy rông trong nhà, ngoài đồng, trên quốc lộ. Trên đất Long An, dân vẫn vô tư chăn, thả gia cầm, nhậu lai rai thịt vịt như chưa từng nghe chuyện dịch cúm. Ngay Đà Nẵng, nơi nhiều đàn gia cầm bắt đầu gục ngã đầy khả nghi, chim cảnh vẫn được chở đi bán dạo khắp nơi; không bị cơ quan chức năng nào "thăm hỏi".

Thế nhưng, ai bảo các hoạt động phòng chống dịch chưa được triển khai quyết liệt?

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm vừa ra công điện khẩn đề nghị các địa phương thiết lập các chốt kiểm dịch hoạt động 24/24 giờ, đủ "sức" tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa hoàn tất hồ sơ trình Bộ Y tế kế hoạch triển khai tiến hành thử nghiệm vaccine phòng cúm gia cầm trên người, trong đó dự kiến đưa vào sản xuất vào đầu 2006.

Ở các địa phương, các "điểm nóng" buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm trái phép bị "oanh tạc" liên tục. 6 đoàn kiểm tra của TP.HCM vừa đồng loạt ra quân ra soát, phát hiện vi phạm. Ở Đà Nẵng, Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người cũng vừa được thành lập, hoạt động 24/24h với quyết tâm chặn dịch cao nhất.

Vậy tại sao dịch tràn tới nơi mà chưa ai hay (hoặc làm ra vẻ biết)? Câu hỏi đặt ra không chỉ với những hộ dân lam lũ nhắm mắt ôm khư khư những đàn gà, vịt sắp tuột khỏi tay mình...

VNN (Đài Tiếng nói Nhân dân Tp Hồ Chí Minh)


° Các tin khác
• Giá cá tra, ba sa tăng từ 200 - 900 đồng/kg
• Trung Quốc : Cúm gia cầm có nguy cơ xuất hiện thêm 
• Cá basa Việt Nam xâm nhập hệ thống Mc Donald
• Cúm gia cầm diễn biến phức tạp
• Hà Nội: Thủy sản tăng giá 
• TP.HCM: Triệt để kiểm tra, tiêu diệt, ngăn cấm nuôi gia cầm 
• Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tiết sữa và tiết hết sữa ... ở bò
• Xã Phước Quang tổng kết mô hình chăn nuôi bò thịt năng suất cao
• Bình Thuận: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre: Hỗ trợ dân phát triển mạnh bò lai Sind
• Ninh Thuận giúp giống và kỹ thuật cho nông dân cải tạo đàn gia súc
• Thiết lập các chốt kiểm dịch 24/24 giờ
• Xử lý việc nuôi và vận chuyển gia cầm trên địa bàn TPHCM
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• Bình Dương: Làm giàu bằng nuôi lợn công nghiệp
• Sử dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, xử lý môi trường
• Tác hại của bệnh lở mồm long móng
• Dê lên ngôi!
• Hậu Giang: Thoát nghèo nhờ nuôi lươn
• Nuôi ếch làm giàu
• Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm mùa lũ
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Hà Nội: gà mất giá, thỏ lên ngôi
• Vĩnh Phúc: chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• TP.HCM gắn chíp điện tử cho toàn bộ số gấu nuôi tại các hộ dân
• Quyết liệt phòng chống đại dịch cúm gia cầm
• Giám sát
• Miền Nam chống cúm gia cầm
• Diễn biến dịch cúm Gia Cầm

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb