Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Cúm gia cầm diễn biến phức tạp

Theo Cục Thú y, đến ngày 14/11, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 61 xã, phường thuộc 39 huyện, thị của 13 tỉnh, thành phố. Đó là: Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Tổng số gia cầm tiêu hủy là 135.863 con, trong đó 94.464 gà; 37.115 vịt; 4.284 chim cút và bồ câu.

Chỉ trong ngày 14/11, dịch đã liên tiếp phát ra tại 3 hộ chăn nuôi của 2 xã Thạch Thủy, thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh, Hải Dương, có 380 gà chết. Chi cục thú y đã tiến hành tiêu huỷ 3.150 gà. Tại Bắc Ninh có 254 gà và 25 ngan chết ở 4 hộ chăn nuôi của 3 xã Gia Đông, Lãng Ngâm, Khắc Niệm, 3 huyện Thuận Thành, Gia Bình và Tiên Du. Kết quả xét nghiệm dương tính với virut H5.

Theo các chuyên gia thú y, hiện nay, các ổ dịch đang phát rất nhanh với số lượng gia cầm mắc bệnh chết, phải tiêu huỷ lớn và nguy cơ dịch còn lan rộng trong thời gian tới là khó tránh khỏi.

Hiện tượng các ổ dịch tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (7/10 tỉnh) là khác quy luật so với các đợt dịch trước đây.

Chậm phát hiện dịch, xử lý chưa đồng bộ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Virus H5N1 có sẵn trong môi trường, trong chim di trú, khí hậu lạnh thuận lợi cho sự lây lan của virus thì việc giám sát, phát hiện ổ dịch rất chậm, xử lý lại thiếu triệt để. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh”.

Để nhanh chóng phát hiện và khoanh vùng dập dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điều động các thiết bị xét nghiệm từ Viện Chăn nuôi, Viện Di truyền... xuống những vùng trọng điểm để tăng cường công tác xét nghiệm bệnh phẩm. Ngay khi phát hiện ra ổ dịch ở gia cầm, lực lượng thú y sẽ báo ngay cho nhân viên y tế để thực hiện đồng thời công tác giám sát bệnh trên người tại địa phương.

Ban chỉ đạo cũng thống nhất, việc tiêm phòng vác xin sẽ được triển khai cho tất cả các loại gia cầm, không phân biệt độ tuổi hay gà giống hay gà thịt và đến tất cả các loại gia cầm trong khu vực nông thôn. Đồng thời, tiêm phòng bổ sung ngay cho gia cầm mới.

Kinh nghiệm cho thấy ở Bắc Ninh và Hà Tây, sau khi tiêm phòng 2 mũi vác xin cho gia cầm và tiến hành đồng bộ việc tiêu độc khử trùng, nuôi nhốt, nguy cơ dịch cúm bùng phát dịch là rất nhỏ.

Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh cũng cho biết đến nay đơn vị này đã nhập đủ 220 triệu liều vác xin. 52 tỉnh, thành phố (trong đó có ba tỉnh đã hoàn thành cả hai mũi tiêm) đã tiêm vác xin phòng dịch cho trên 106 triệu gia cầm, thủy cầm.

Nhằm chủ động trong việc sản xuất các loại vác xin cho gia cầm, hiện các nhà khoa học Việt Nam đang nhận được sự hỗ trợ hết sức tích cực của các nhà khoa học Anh trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất vác xin H5N1 ngay tại Việt Nam.

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp và khó lường, các biện pháp phòng, chống dịch ở nhiều địa phương hiện vẫn chưa đồng bộ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm sẽ tiếp tục tổ chức 9 đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Có thể ăn gia cầm sạch

Liên quan đến các khuyến cáo khác nhau về việc sử dụng các sản phẩm gia cầm, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, các chuyên gia Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) cho rằng có thể ăn thịt gia cầm sạch sau khi đã tiêm vác xin 14 ngày.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh: “Ngành thú y phải tổng hợp những điểm chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh thú y và tổ chức giết mổ tập trung, đóng hộp, để bán cho người dân. Những điểm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phải được công bố để người dân biết và mua gia cầm ở đó”.

Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn bày tỏ sự lo ngại dịch cúm A/H5N1 trên người cũng sẽ gia tăng, đặc biệt là khi mùa đông đã đến (số lượng người nhiễm các bệnh về đường hô hấp luôn tăng cao trong mùa lạnh). Thông thường, nếu vùng nào có dịch cúm gia cầm thì chỉ 10 ngày sau là phát bệnh trên người, nếu họ ăn và tiếp xúc với gia cầm bệnh.

Về mức hỗ trợ cho người dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng, khẳng định trong thời điểm này vẫn chưa thể nâng mức hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm phải tiêu hủy vì dịch. Theo ông Bổng, mức hỗ trợ 15.000 đồng/con như hiện nay là đã bằng, thậm chí hơn Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang tiếp tục hoàn thiện “một số chính sách khuyến khích chuyển đổi phương thức chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, từ ngày 15/11/2005 đến 31/1/2006, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm thu mua gia cầm sống, trứng sống của các cơ sở chăn nuôi gia cầm đã được kiểm dịch và được UBND huyện xác nhận để giết mổ, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Mức hỗ trợ thu mua gia cầm sống là 4.000 đồng/1kg gia cầm hơi và trứng sống là 200 đồng/quả. Không hỗ trợ cho các trường hợp mua đi bán lại gia cầm sống, trứng sống.

Hộ gia đình có thu nhập khoảng 30% trở lên dựa vào nguồn thu từ chăn nuôi gia cầm được ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất trong 2 năm đối với vốn vay tới 10 triệu đồng để thực hiện chuyển sang chăn nuôi gia súc khác hoặc chuyển đổi nghề.

Nguyễn Kim (Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam)

 

 


° Các tin khác
• Hà Nội: Thủy sản tăng giá 
• TP.HCM: Triệt để kiểm tra, tiêu diệt, ngăn cấm nuôi gia cầm 
• Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tiết sữa và tiết hết sữa ... ở bò
• Xã Phước Quang tổng kết mô hình chăn nuôi bò thịt năng suất cao
• Bình Thuận: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa
• Bến Tre: Hỗ trợ dân phát triển mạnh bò lai Sind
• Ninh Thuận giúp giống và kỹ thuật cho nông dân cải tạo đàn gia súc
• Thiết lập các chốt kiểm dịch 24/24 giờ
• Xử lý việc nuôi và vận chuyển gia cầm trên địa bàn TPHCM
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• Bình Dương: Làm giàu bằng nuôi lợn công nghiệp
• Sử dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, xử lý môi trường
• Tác hại của bệnh lở mồm long móng
• Dê lên ngôi!
• Hậu Giang: Thoát nghèo nhờ nuôi lươn
• Nuôi ếch làm giàu
• Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm mùa lũ
• Nghệ An: phát triển đàn bò hàng hóa
• Hà Nội: gà mất giá, thỏ lên ngôi
• Vĩnh Phúc: chăn nuôi là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
• Kế hoạch phòng ngừa và đối phó với đại dịch cúm gia cầm
• TP.HCM gắn chíp điện tử cho toàn bộ số gấu nuôi tại các hộ dân
• Quyết liệt phòng chống đại dịch cúm gia cầm
• Giám sát
• Miền Nam chống cúm gia cầm
• Diễn biến dịch cúm Gia Cầm
• Ủ chua đầu tôm làm thức ăn nuôi heo
• Nghệ An: bắt giữ 60.000 quả trứng gia cầm không qua kiểm dịch
• Nên hay chưa nên khôi phục chăn nuôi gia cầm - P1
• Nên hay chưa nên khôi phục chăn nuôi gia cầm - P2

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb