Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Tòan cảnh nghề nuôi thủy,hải sản tỉnh Thái Bình.

Thái Bình là một tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng sông Hồng có truyền thống thâm canh lúa nước và đánh bắt thuỷ, hải sản. Với bờ biển dài trên 50 km cùng với nhiều sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh là điều kiện để Thái Bình phát triển ngành thuỷ, hải sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt, góp phần để tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Lãnh đạo các cấp của Thái Bình đã coi việc tập trung cao cho phát triển nuôi, trồng hải sản như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện mô hình thâm canh, khai thác hết diện tích đầm, bãi bồi, chuyển một phần đất nhiễm mặn, đất làm muối hiệu quả thấp sang làm đầm nuôi tôm sú, tôm rảo, cua, ngao và các loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế. Từ đó, dấy lên phong trào thi đua làm giàu chính đáng, xây dựng các đầm, vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản tập trung, tác động tích cực đến sự phát triển ngành thuỷ sản trong toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình có 214 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết việc làm cho 1.132 lao động, giá trị sản lượng hàng hoá đạt 31 tỷ đồng. Kết quả chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua đạt trên 3.200 ha, trong đó có 892 ha nước lợ với sản lượng nuôi trồng thuỷ, hải sản năm 2005 đạt 32.500 tấn, giá trị sản xuất đạt 260 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 64.866 lao động.

Có thể điểm một số điển hình chuyển đổi đạt hiệu quả cao như: Xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, trong tổng diện tích đất canh tác, có 91 ha cao nhiễm mặn, nhiều năm cấy lúa mất mùa, năm được mùa thì năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 6-7 tấn/ha/năm, thu nhập bình quân chỉ 10-11 triệu đồng/ha (bằng khoảng 40% bình quân chung của cả nước). Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xã đã chuyển 91 ha này sang nuôi trồng thuỷ sản với tổng số 434 hộ tham gia với mô hình sản xuất nuôi 1 vụ tôm sú và 1 vụ cua. Kết quả là doanh thu bình quân đạt tới 120 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt 58 triệu đồng/ha/năm. Qua đó, đời sống nhân dân trong xã được cải thiện rõ rệt, đã góp phần để 98% số hộ có nhà xây kiên cố, 90% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 70% số hộ có xe máy và an ninh trong xã luôn ổn định. Hoặc như xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ ven biển, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, việc trồng lúa gặp khó khăn. Trong hai năm 2003-2004, xã đã chuyển đổi 421 ha thành vùng nuôi tôm công nghiệp với 1.455 hộ tham gia. Kết quả bước đầu doanh thu từ nuôi tôm sú, cua biển đạt 44 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 6,2 lần so với trồng lúa. Hoặc như xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, là xã nằm trong nội địa của tỉnh, năm 2005 đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất 40 ha đất canh tác sang nuôi thuỷ sản nước ngọt, cho kết quả cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa…

Để đạt được kết quả đó, tỉnh Thái Bình đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, tập trung vào một số nội dung sau:

Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho nông dân đầu tư sản xuất. Những hộ gia đình chuyển đổi đất cấy lúa, làm muối chuyển sang nuôi hải sản nước mặn, nước lợ được tỉnh cấp 10 triệu đồng/ha, chuyển sang nuôi thuỷ sản nước ngọt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ 7 triệu đồng/ha để làm ao chứa, xử lý nước thải, kênh tưới nước, cống điều tiết thuỷ lợi... Thái Bình ban hành Quyết định số 17/2002/QĐ-UB để quản lý có hiệu quả vốn khuyến ngư hỗ trợ xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Để tránh tình trạng nhân dân trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, Thái Bình chủ trương chỉ hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng chủ yếu như đường, điện, thuỷ lợi đầu mối, còn các công trình khác do nhân dân tự đầu tư.

Hàng năm UBND tỉnh phân bổ trên 2 tỷ đồng ngân sách cho công tác khuyến ngư và chỉ đạo ngành thuỷ sản tổ chức xây dựng nhiều mô hình, nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thuỷ sản cho nông ngư dân, nhất là ở vùng dự án để giúp người dân nắm được kiến thức và ứng dụng hiệu quả kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. UBND các xã có dự án chuyển đổi đã tổ chức nhiều cuộc tham quan thực tế ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đã chuyển đổi thành công và đạt hiệu quả cao để học tập kinh nghiệm, sau đó phổ biến rộng rãi cho nông dân tiếp cận và ứng dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Nhằm hình thành những vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản tập trung, đa số các xã, huyện ở Thái Bình đã đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa theo quy hoạch để có diện tích phù hợp với yêu cầu của sản xuất thuỷ sản.

Những hoạt động trên cho thấy, Thái Bình tập trung vào việc nuôi, trồng thuỷ, hải sản và đang đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là với chiều dài bờ biển trên 50 km, việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ để khai thác tối đa tiềm năng của địa phương liệu có hiệu quả không? Trả lời vấn đề này, một lãnh đạo xã Nam Cường cho biết: "Vấn đề khó khăn nhất của địa phương hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. Ở đây nhiều người sản xuất chưa ký được những hợp đồng lớn, thường xuyên và ổn định. Trước đây, địa phương đã triển khai thực hiện đánh bắt xa bờ, và có thể nói khối lượng đánh bắt được rất lớn. Nhưng, vì chưa có thị trường tiêu thụ lớn cũng như chưa có kinh nghiệm về bảo quản thuỷ sản và nhất là chưa có nhà máy chế biến thuỷ, hải sản nên khối lượng hải sản đánh bắt được sau khi tiêu thụ tại thị trường địa phương, phải đổ đi hàng mấy chục tấn hải sản mỗi ngày. Với mô hình nuôi này, khi có người đến mua thì người nuôi tiến hành thu hoạch dần, mua đến đâu họ bắt tới đó, tránh được tình trạng lãng phí nên đánh bắt xa bờ ở địa phương không đạt hiệu quả cao".

Như vậy, rõ ràng tiềm năng về thuỷ, hải sản ở Thái Bình chưa được khai thác hết, và sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng có khoảng cách khá xa. Vấn đề đặt ra là, ngoài phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp thức ăn chăn nuôi, vốn… thì mở rộng thị trường và phát triển công nghiệp chế biến là vấn đề cấp thiết. Qua đó, người sản xuất có thể mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá…

bannhanong.vietnetnam.net (21/04/2006)

(Nguồn:VDGol)

 



° Các tin khác
• Heo lở mồm long móng vào chợ thành phố HCM.
• Cá chết trên sông Sài Gòn do chất độc từ củ mì.
• Nghề kinh doanh… dế ta.
• 250 triệu USD phục hồi ngành chăn nuôi gia cầm.
• Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 72% số trang trại thuỷ sản cả nước.
• Hậu Giang: 2 công ao nuôi cá thác lác cho lãi trên 150 triệu đồng.
• TP Cần Thơ - Long An :Thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm .
• Bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản ĐBSCL.
• Kiểm tra việc giết mổ gia cầm ở các thành phố lớn.
• Sohafood Corp đạt tiêu chuẩn chế biến thủy sản sạch SQF.
• Nhập khẩu cá nước ngọt từ đại lục vào Hồng Kông phải xuất trình chứng thư vệ sinh.
• Bao giờ kiểm soát được nguyên liệu cá tra, cá basa ở ĐBSCL?
• Triển vọng phát triển tôm hùm gai Khánh Hoà.
• Cá chết do ô nhiễm ở thượng nguồn sông Sài Gòn:Sức khỏe con người bị đe dọa!
• Cá chết hàng loạt đầu sông Sài Gòn, vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
• Nuôi tôm lời gấp 3-11 lần trồng lúa.
• Lập 4 tiểu ban chống dịch cúm gia cầm trên người.
• Để ngành chăn nuôi heo phát triển cần có thêm những cú "hích" mạnh.
• Ổn định nguyên liệu-yếu tố phát triển công nghiệp chế biến thịt gia cầm ở Đồng Nai.
• Bình Định: Gà sạch mất chỗ đứng trên thị trường.
• Huấn luyện ngư dân An Giang kỹ năng nuôi ương giống thủy sản .
• Ngăn chặn tận gốc tình trạng nhập lậu gia cầm.
• Ôxtrâylia ca ngợi thành tựu khống chế cúm gia cầm của VN.
• LHQ kêu gọi hỗ trợ Việt Nam dập phòng chống cúm gia cầm.
• Giá thủy sản tiếp tục tăng cao.
• ĐBSCL: “Sốt” nghêu thương phẩm.
• ĐBSCL: tôm chết hàng loạt!
• An Giang vào vụ tôm mới .
• “Gia đình cá hồi” dưới chân thác Bạc.
• Ngành nghề nuôi cá sạch.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb