Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản ĐBSCL.

Nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL, cả vùng ngọt lẫn vùng mặn lợ đều đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường ngày càng bức xúc. Tình trạng tôm, cá chết như thời gian qua là một thực trạng đáng báo động.

Trước tiên là vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm từ nước thải. Ở nhiều nơi, nước thải sinh hoạt từ các chợ, điểm dân cư, từ nguồn nuôi tôm, cá dạng công nghiệp, trong sản xuất kinh doanh tôm, cá giống, thu mua chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, dịch vụ, giao thông vận tải và nước cải tạo ao đầm vụ trước... tất cả gần như chưa qua xử lý gì và được thải trực tiếp ra sông, kinh, rạch. Rồi người dân nuôi lại tiếp tục lấy nước sông, kinh, rạch vào cũng không lắng lọc, xử lý trước khi thả giống, làm cho mầm bệnh cứ mãi lưu tồn, lan truyền không dứt được. Các nguồn nước hiện nay không chỉ chứa mầm bệnh cho tôm cá mà còn có cả dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh trừ bệnh, hóa chất xử lý môi trường… rất bất lợi cho thủy sinh vật và tôm, cá nuôi. Đây là vấn đề bức xúc, cần phải được cả cộng đồng cùng quan tâm và kiên quyết xử lý thì mới có kết quả tốt.

Một vấn đề khác đáng quan tâm là sự phát sinh độc hại từ các yếu tố lý, hóa học, đất, nước… do tác động của con người. Các vùng đất đã chuyển đổi để nuôi tôm, cá phần lớn đều thuộc loại phèn nhẹ đến nặng, tầng sinh phèn thường ở nông nên trong quá trình cải tạo, kiến thiết ao, ruộng nuôi, do vô tình hoặc cố ý mà nông dân đã tạo nên những xáo trộn nguy hiểm, đã đào sâu và đưa tầng sinh phèn lên bề mặt, tạo điều kiện cho nó tiếp xúc với không khí trở thành phèn hoạt động, làm cho hàm lượng sắt, nhôm hoạt động tăng cao; các loại khí độc H2S, NH3… do xác bã thực vật, rong tảo bị phân hủy trong quá trình nuôi cũng phát triển gây độc hại cho các loài thủy sản.

Với lực lượng máy khoan đất, bơm bùn hùng hậu mà con số đã lên đến hàng ngàn chiếc mỗi huyện như hiện nay và trong tình trạng bơm đổ trực tiếp ra sông, kinh, rạch thì chỉ riêng nước bùn thôi cũng đủ làm cho mọi loài thủy sản khốn khổ chứ không riêng gì con tôm, con cá. Nếu các địa phương không chấn chỉnh, kiểm soát nơi đổ bùn sao cho có chỗ có nơi, không xử lý tốt những vi phạm thì hậu quả sẽ rất lớn: Các lòng sông, kinh rạch, sẽ bị bồi lắng cạn nhanh, nước bùn sẽ tiếp tục gây bất lợi cho đời sống và nuôi trồng thủy sản. Vì thế cần có những quy định chặt chẽ và biện pháp chế tài nghiêm khắc cho vấn đề này thì mới mong cải thiện được tình hình.

Một vấn đề rất nguy hiểm khác là tình trạng nông dân lạm dụng nông dược, thuốc kháng sinh, hóa chất, phân bón... trong quá trình nuôi dẫn đến ô nhiễm các nguồn nước trong ao đầm, rồi sau đó bơm ra làm ô nhiễm lan tỏa cho sông rạch, tồn lưu trên sản phẩm... Hiện nay vấn đề này vẫn còn nan giải đối với việc quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiễu nơi. Vì thế, việc tăng cường giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi và người kinh doanh dịch vụ. Song song đó, công tác giám sát kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ cần phải được tiến hành thường xuyên, triệt để và nghiêm khắc hơn nữa.

Trong quy hoạch và chuyển đổi vừa qua có những vùng không phù hợp cho con tôm như đất quá gò, đất không giữ được nước, quá nhiễm phèn khó cải tạo, phát triển nuôi bè, nuôi ao... quá sức tải của nguồn nước. Thế nhưng, nông dân cố cải tạo một cách gò ép để mong nuôi được con tôm, con cá đã tác động mạnh mẽ vào các yếu tố đất, nước, làm cho môi trường bị biến đổi theo xu thế bất lợi như tăng độ mặn, tăng nhiệt độ, pH cục bộ hoặc trên phạm vi cả vùng, góp phần gây nên hiện tượng tôm, cá chết trên diện rộng. Vấn đề này rất cần được cơ quan chức năng, các nhà khoa học rà soát, nghiên cứu đánh giá và đề ra giải pháp khắc phục sớm để nông dân an tâm đầu tư, ổn định sản xuất hoặc nuôi tôm, cá hoặc trồng lúa màu, cây công nghiệp…

Đã đến lúc các địa phương cần hợp tác qui hoạch lại vùng nuôi, qui mô và đối tượng nuôi sao cho vừa phải, phù hợp với khả năng chịu đựng của các yếu tố môi trường. Còn cơ quan quản lý môi trường và các địa phương cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở, cá nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; tổ chức quan trắc thật tốt nhằm đánh giá kịp thời các yếu tố môi trường để thông báo cho nhân dân và tham mưu cho lãnh đạo. Cần tăng cường công tác, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn dân cùng tham gia bảo vệ tốt môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Đây là vấn đề sống còn và là yếu tố nhằm đảm bảo cần cho sự phát triển của toàn vùng trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

bannhanong.vietnetnam.net (19/4/2006)
(Nguồn:CTOl)

 

 

 

 

 

 

 

 

 



° Các tin khác
• Kiểm tra việc giết mổ gia cầm ở các thành phố lớn.
• Sohafood Corp đạt tiêu chuẩn chế biến thủy sản sạch SQF.
• Nhập khẩu cá nước ngọt từ đại lục vào Hồng Kông phải xuất trình chứng thư vệ sinh.
• Bao giờ kiểm soát được nguyên liệu cá tra, cá basa ở ĐBSCL?
• Triển vọng phát triển tôm hùm gai Khánh Hoà.
• Cá chết do ô nhiễm ở thượng nguồn sông Sài Gòn:Sức khỏe con người bị đe dọa!
• Cá chết hàng loạt đầu sông Sài Gòn, vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
• Nuôi tôm lời gấp 3-11 lần trồng lúa.
• Lập 4 tiểu ban chống dịch cúm gia cầm trên người.
• Để ngành chăn nuôi heo phát triển cần có thêm những cú "hích" mạnh.
• Ổn định nguyên liệu-yếu tố phát triển công nghiệp chế biến thịt gia cầm ở Đồng Nai.
• Bình Định: Gà sạch mất chỗ đứng trên thị trường.
• Huấn luyện ngư dân An Giang kỹ năng nuôi ương giống thủy sản .
• Ngăn chặn tận gốc tình trạng nhập lậu gia cầm.
• Ôxtrâylia ca ngợi thành tựu khống chế cúm gia cầm của VN.
• LHQ kêu gọi hỗ trợ Việt Nam dập phòng chống cúm gia cầm.
• Giá thủy sản tiếp tục tăng cao.
• ĐBSCL: “Sốt” nghêu thương phẩm.
• ĐBSCL: tôm chết hàng loạt!
• An Giang vào vụ tôm mới .
• “Gia đình cá hồi” dưới chân thác Bạc.
• Ngành nghề nuôi cá sạch.
• Lễ hội cúng Tổ nghề Yến Cù Lao Chàm.
• Vinamilk tăng giá bán sữa tươi,có tăng giá mua sữa nguyên liệu?
• An Giang:Xen canh lúa- tôm càng xanh trên 470 ha.
• Tây Nam bộ:Giá cá tra đứng ở mức cao.
• Xã Địch Quả phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm.
• Làm giàu từ nuôi dê dưới tán rừng.
• Virus H5N1 tấn công gia cầm nhiều nước Á-Âu.
• Gà Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam:báo động H5N1!

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb