Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Nhập khẩu cá nước ngọt từ đại lục vào Hồng Kông phải xuất trình chứng thư vệ sinh.

Uỷ ban Y tế, Phúc lợi và Thực phẩm Hồng Kông cho biết nếu muốn nhập khẩu cá nước ngọt từ đại lục vào Hồng Kông, các nhà nhập khẩu sẽ phải xuất trình các giấy tờ chứng minh rằng lô hàng đó xuất xứ từ các trại nuôi đã đăng ký và có chứng thư vệ sinh hợp lệ.

Tại các chợ bán buôn, nếu phát hiện thấy lô hàng nào không có đủ giấy tờ hợp lệ, Cục Nông nghiệp, Thuỷ sản và Bảo tồn [Hồng Kông] sẽ thông báo để Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm giữ lại kiểm tra, nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh của Hồng Kông. Nếu có bất kỳ sản phẩm nào bị phát hiện chứa malachite green, toàn bộ lô hàng sẽ bị tiêu huỷ và nhà nhập khẩu sẽ bị truy tố.

Thông tin cụ thể về các nhà nhập khẩu, bao gồm cả tàu và trang trại xuất khẩu cá nước ngọt, cũng sẽ được thông báo về các cơ quan chức năng ở đại lục để có biện pháp xử lý.

Theo thoả thuận giữa Hồng Kông và đại lục, chỉ những trại nuôi có chứng nhận của các cơ quan chức năng có liên quan ở đại lục mới được phép xuất khẩu cá nước ngọt sang Hồng Kông.

Nhằm đảm bảo rằng tất cả các trại nuôi đã đăng ký ở đại lục đáp ứng được các quy định an toàn vệ sinh của Hồng Kông, từ tháng 9/2005, Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm đã tiến hành kiểm tra các trại nuôi này.

Ngoài ra, Cục Hải quan và Thuế của Hồng Kông sẽ vẫn đề cao cảnh giác ngăn chặn việc cá có nguồn gốc không rõ ràng nhập khẩu vào Hồng Kông. Nếu phát hiện thấy bất cứ lô hàng nào có dấu hiệu khả nghi, cán bộ hải quan sẽ thông báo cho Cục Vệ sinh Môi trường và Thực phẩm để có biện pháp xử lý.

Chính quyền Hồng Kông hiện đang soạn thảo các quy định cụ thể đối với vấn đề an toàn thuỷ sản ở đặc khu kinh tế này.

bannhanong.vietnetnam.net (18/4/2006)

(Nguồn:Vasep)


° Các tin khác
• Bao giờ kiểm soát được nguyên liệu cá tra, cá basa ở ĐBSCL?
• Triển vọng phát triển tôm hùm gai Khánh Hoà.
• Cá chết do ô nhiễm ở thượng nguồn sông Sài Gòn:Sức khỏe con người bị đe dọa!
• Cá chết hàng loạt đầu sông Sài Gòn, vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
• Nuôi tôm lời gấp 3-11 lần trồng lúa.
• Lập 4 tiểu ban chống dịch cúm gia cầm trên người.
• Để ngành chăn nuôi heo phát triển cần có thêm những cú "hích" mạnh.
• Ổn định nguyên liệu-yếu tố phát triển công nghiệp chế biến thịt gia cầm ở Đồng Nai.
• Bình Định: Gà sạch mất chỗ đứng trên thị trường.
• Huấn luyện ngư dân An Giang kỹ năng nuôi ương giống thủy sản .
• Ngăn chặn tận gốc tình trạng nhập lậu gia cầm.
• Ôxtrâylia ca ngợi thành tựu khống chế cúm gia cầm của VN.
• LHQ kêu gọi hỗ trợ Việt Nam dập phòng chống cúm gia cầm.
• Giá thủy sản tiếp tục tăng cao.
• ĐBSCL: “Sốt” nghêu thương phẩm.
• ĐBSCL: tôm chết hàng loạt!
• An Giang vào vụ tôm mới .
• “Gia đình cá hồi” dưới chân thác Bạc.
• Ngành nghề nuôi cá sạch.
• Lễ hội cúng Tổ nghề Yến Cù Lao Chàm.
• Vinamilk tăng giá bán sữa tươi,có tăng giá mua sữa nguyên liệu?
• An Giang:Xen canh lúa- tôm càng xanh trên 470 ha.
• Tây Nam bộ:Giá cá tra đứng ở mức cao.
• Xã Địch Quả phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm.
• Làm giàu từ nuôi dê dưới tán rừng.
• Virus H5N1 tấn công gia cầm nhiều nước Á-Âu.
• Gà Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam:báo động H5N1!
• Dịch cúm gia cầm toàn cầu: dự báo khác nhau.
• DOC xem xét hành chính vụ kiện bán phá giá tôm.
• Nuôi thành công cá mú mè tại Bến Tre.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb