Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Bao giờ kiểm soát được nguyên liệu cá tra, cá basa ở ĐBSCL?

Giá cá tra, cá basa ở ĐBSCL hiện đã đạt ngưỡng 14.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế biến đang thiếu nguyên liệu. Các chuyên gia trong nghề nhận định: Đây là năm khủng hoảng “thiếu” nguyên liệu ở ĐBSCL.

Sau một thời gian bỏ nghề vì giá rớt, giờ tình trạng phát triển ồ ạt nuôi lại cá tra ở ĐBSCL lại tái diễn. Bộ Thủy sản yêu cầu người dân nên đăng ký nuôi cá để tuân thủ quy hoạch. Liệu có khả thi?

Cá basa nhường chỗ cho cá tra.

Sau vụ kiện năm 2002, nghề nuôi và chế biến cá tra, cá basa ở ĐBSCL đã có những thay đổi đáng chú ý – nhất là khi gần như mất hoàn toàn thị trường tiêu thụ ở Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng ứng phó bằng cách mở rộng thị trường sang EU và khối ASEAN. Cụ thể, tại thị trường Mỹ từ 5.000 tấn (2003) đã giảm xuống còn 274 tấn (năm 2005). Trong khi đó, tại EU từ 2.600 tấn (năm 2003) đã vọt lên 27.000 tấn (năm 2005), ASEAN từ 224 tấn đã tăng lên 20.000 tấn.

Nếu như trước năm 2002, người nuôi cá ở ĐBSCL chú trọng đến số lượng; hiện nay họ đã chú trọng đến năng suất và chất lượng. Cụ thể đã tập trung nuôi theo mô hình sinh thái, nuôi cá sạch (SQF 1000), con giống được chọn lựa kỹ. Đây là những thay đổi đáng mừng ở ĐBSCL. Đáng chú ý, số lượng nuôi cá basa đang co hẹp lại để nhường chỗ cho cá tra. Tại An Giang, tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất trong vùng, số lượng bè từ 2.000 chiếc đã giảm xuống còn khoảng 900 bè.

Trong khi đó, diện tích nuôi hầm từ 2.720 (năm 2002) đã vọt lên 3.548 ha ở ĐBSCL. Việc tăng nhanh diện tích nuôi cá tra hầm nên sản lượng cá tra ở ĐBSCL từ 137.000 tấn (năm 2002) đã nhảy lên 385.000 tấn (năm 2005). Cá basa gần như bị loại khỏi trên thị trường xuất khẩu. Nếu như năm 2002, tỷ trọng nguyên liệu cá basa chiếm đến 28%, thì hiện nay chỉ còn khoảng 0,5%. Đây là hướng chuyển đổi tất yếu, khi giá thành cá basa quá cao, biên độ lợi nhuận giảm, trong khi giá mua vào không chênh lệch mấy so với cá tra.

Nguồn nguyên liệu dồi dào đã cung ứng mạnh cho xuất khẩu. Năm 2002 chỉ đạt 61 triệu USD, năm 2005 đã nhảy lên 120 triệu USD. Tuy nhiên, đã có những thay đổi lớn đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi và xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL.

Đáng chú ý là mức lợi nhuận từ cá tra và xuất khẩu đang giảm mạnh: từ 2,88 triệu đồng/tấn cá nay giảm xuống còn 1,03 triệu đồng/tấn; lợi nhuận xuất khẩu phi – lê từ 180 USD/tấn, giảm xuống còn 112 USD/tấn. Biên độ lợi nhuận trên 1 đơn vị phi lê giảm nhanh. Chi phí sản xuất cá tra bè ngày một đội cao, năm 2002 là 10.700 đồng/kg, nay vọt lên 11.445 đồng/kg.

Việt Nam sẽ có đối thủ cạnh tranh “nặng ký”

Hiện nay, sản lượng cá da trơn của ĐBSCL có 89% dành cho xuất khẩu. Ông Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng ban Điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa Việt Nam nhận định: Tình hình phát triển cá tra, cá basa chưa ổn định. Nhưng điều đáng mừng là các tỉnh ĐBSCL đã ý thức được sự tồn tại bằng mối liên kết xử lý những vấn đề liên quan đến sự phát triển của cá tra, cá basa.

Các tỉnh đã có sự thống nhất lấy chung một tiêu chuẩn quốc tế làm nền để thực hiện chương trình chất lượng. Nhà nước lấy chất lượng làm trục để quản lý. Tổ chức lại sản xuất cũng dựa vào chất lượng để làm nên sự gắn kết giữa người nuôi – nhà chế biến. Kết quả là một số tỉnh đã tạo được sự gắn kết giữa chế biến và người nuôi theo mô hình liên hợp, hội cá sạch của các công ty.

Giá cá tra đang tăng mạnh trở lại, người dân ĐBSCL cũng ồ ạt nuôi cá tra. Trong khi đó, cá da trơn Việt Nam sắp tới sẽ có đối thủ cạnh tranh nặng ký. Đây là thông tin cảnh báo từ Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ): Thái Lan đã đầu tư 20 triệu USD để phát triển nghề nuôi cá tra. Áp lực cạnh tranh trong xuất khẩu cá tra sẽ gia tăng với Việt Nam.

Chính vì vậy, ĐBSCL cần nhanh chóng quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển cơ sở các tỉnh có lượng nuôi lớn như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang. Kèm theo đó, là đầu tư phát triển có kiểm soát thị trường giống sạch bệnh và thức ăn công nghiệp; tổ chức lại kênh phân phối, xây dựng chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm giá trị gia tăng. Đặc biệt, nghiên cứu và phát triển mô hình kết nối giữa doanh nghiệp và người nuôi.

Hiện nay có khoảng 83% sản lượng cá tra, cá basa được người dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy mô hình nuôi, chế biến xuất khẩu khép kín từ người dân đến doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu phát huy tốt vai trò của các hiệp hội nghề cá ĐBSCL (người nuôi gia nhập và đăng ký sản lượng nuôi với hội) sẽ khống chế và phát triển nghề nuôi cá tra, cá basa đúng quy hoạch. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khủng hoảng thiếu – thừa nguyên liệu lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua.

bannhanong.vietnetnam.net (18/04/2006)
(Nguồn:SGGP)

 


° Các tin khác
• Triển vọng phát triển tôm hùm gai Khánh Hoà.
• Cá chết do ô nhiễm ở thượng nguồn sông Sài Gòn:Sức khỏe con người bị đe dọa!
• Cá chết hàng loạt đầu sông Sài Gòn, vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
• Nuôi tôm lời gấp 3-11 lần trồng lúa.
• Lập 4 tiểu ban chống dịch cúm gia cầm trên người.
• Để ngành chăn nuôi heo phát triển cần có thêm những cú "hích" mạnh.
• Ổn định nguyên liệu-yếu tố phát triển công nghiệp chế biến thịt gia cầm ở Đồng Nai.
• Bình Định: Gà sạch mất chỗ đứng trên thị trường.
• Huấn luyện ngư dân An Giang kỹ năng nuôi ương giống thủy sản .
• Ngăn chặn tận gốc tình trạng nhập lậu gia cầm.
• Ôxtrâylia ca ngợi thành tựu khống chế cúm gia cầm của VN.
• LHQ kêu gọi hỗ trợ Việt Nam dập phòng chống cúm gia cầm.
• Giá thủy sản tiếp tục tăng cao.
• ĐBSCL: “Sốt” nghêu thương phẩm.
• ĐBSCL: tôm chết hàng loạt!
• An Giang vào vụ tôm mới .
• “Gia đình cá hồi” dưới chân thác Bạc.
• Ngành nghề nuôi cá sạch.
• Lễ hội cúng Tổ nghề Yến Cù Lao Chàm.
• Vinamilk tăng giá bán sữa tươi,có tăng giá mua sữa nguyên liệu?
• An Giang:Xen canh lúa- tôm càng xanh trên 470 ha.
• Tây Nam bộ:Giá cá tra đứng ở mức cao.
• Xã Địch Quả phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm.
• Làm giàu từ nuôi dê dưới tán rừng.
• Virus H5N1 tấn công gia cầm nhiều nước Á-Âu.
• Gà Trung quốc nhập lậu vào Việt Nam:báo động H5N1!
• Dịch cúm gia cầm toàn cầu: dự báo khác nhau.
• DOC xem xét hành chính vụ kiện bán phá giá tôm.
• Nuôi thành công cá mú mè tại Bến Tre.
• ĐBSCL: Báo động hiểm hoạ ếch ngoại .

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb