Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Định hướng ngành chăn nuôi bền vững.

Mục tiêu phát triển chăn nuôi cụ thể đến năm 2010 là: lợn đạt 35 triệu con, bò đạt 7 triệu con (trong đó có 200 ngàn con bò sữa), trâu đạt 3,2 triệu con, dê- cừu đạt 1,8 triệu con và gia cầm đạt 380 triệu con. Phấn đấu tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30-35% vào năm 2010...

Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006 tại Tp.HCM, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Bùi Bá Bổng cho biết, những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã đạt những thành tích đáng khích lệ.

Tốc độ phát triển bình quân trong 10 năm trở lại đây đạt 8-10%/ năm và chiếm tỷ trọng 22,5% tổng giá trị trong nông nghiệp. Riêng năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 11,6 %.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, đến cuối năm 2005, cả nước có 5,54 triệu con bò, 2,9 triệu con trâu, 27 triệu con lợn... Trong đó, đáng chú ý là đàn bò sữa có tốc độ tăng nhanh nhất, khoảng 21,4%/ năm. Hiện có 30 tỉnh thành có dự án, chương trình phát triển bò sữa.

Năm 2005, tổng đàn bò sữa là 104 ngàn con, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Ngoài những vật nuôi chính như trên, từ năm 1996 đến nay, nhiều nông hộ chuyển hướng chăn nuôi các loài như đà điểu, hươu nai, bồ câu... Nhất là đàn cừu từ 1.000 con (năm 1990) nay đã tăng lên trên 100 ngàn con.

Công tác giống có bước nhảy khá lớn. Nhiều cơ sở sản xuất giống đầu tư trang thiết bị, đảm bảo tốt điều kiện nuôi giữ và sản xuất giống. Việc chọn lọc, lai tạo giống trên nền giống địa phương với các giống nhập nội được đẩy mạnh.

Chẳng hạn, năm 1990, đàn bò Zêbu chỉ chiếm 8-10% so với tổng đàn thì đến nay đã tăng lên khoảng 30%, cho năng suất cao hơn bò vàng nước ta từ 20-40%. Hoặc đối với lợn, nếu năm 1990, đàn lợn nội chiếm ưu thế (60-70% so với tổng đàn), thì đến nay, lợn lai, lợn ngoại chiếm ưu thế (60- 65% trong tổng đàn). Các giống năng suất cao trên thế giới được nhập vào nước ta như Yorshise, Landrace, Duroc...

Nhờ hệ thống thụ tinh nhân tạo phát triển, đàn lợn nước ta được cải thiện nhanh và cơ bản: tỷ lệ nạc cao mà thức ăn tiêu tốn trên 1kg tăng trọng lượng giảm.

Nhờ Nghị quyết 03/2000/NQ-CP năm 2000 về phát triển kinh tế trang trại, ngành chăn nuôi nước ta đang chuyển dần từ chăn nuôi truyền thống nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, thâm canh, quy mô lớn và sản xuất hàng hóa.

Tính đến hết năm 2005, cả nước có 9.198 trang trại. Trong đó, 2 tỉnh có qui mô trang trại lớn nhất trong cả nước về chăn nuôi lợn là Đồng Nai và Bình Dương, qui mô từ 100-600 con. Nhiều trang trại bò, cừu ở Bình Thuận, Ninh Thuận từ 700-800, có nơi là 1.000 con. Còn trang trại ong có qui mô từ 500- 4.000 đàn ong/ trại.

Lượng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng tăng vọt từ 126 nhà máy (năm 2001) lên 205 nhà máy (năm 2005) cho sản lượng 4,5 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhà máy trong nước có dây chuyền công nghệ cao, ngang tầm với khu vực và quốc tế, công suất từ 100 ngàn - 250 ngàn tấn/ năm.

Từ những sự thay đổi như trên kéo theo sản phẩm chăn nuôi tăng. Năm 2005, tổng sản lượng thịt đạt 2,8 triệu tấn, tăng hơn 2 lần so với năm 1995 là 1,3 triệu tấn. Sản lượng thịt bình quân theo đầu người là 34,5 - 35 kg/ năm. Sản lượng sữa cũng tăng nhanh chóng, năm 2005 đạt 197 ngàn tấn, đáp ứng 22% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, nhưng ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn những hạn chế như: năng suất vật nuôi còn thấp, chỉ đạt 50-70% so với các nước chăn nuôi tiên tiến, chất lượng vật nuôi chưa đạt yêu cầu, giá thành còn cao so với giá khu vực và quốc tế từ 20- 40 %, chưa có những sản phẩm đặc thù...Nguyên nhân là do còn chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, cải tiến năng suất, chất lượng giống vật nuôi còn chậm, giá thức ăn còn cao, công nghệ giết mổ còn thô sơ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y...

Mục tiêu phát triển chăn nuôi cụ thể đến năm 2010 là: lợn đạt 35 triệu con, bò đạt 7 triệu con (trong đó có 200 ngàn con bò sữa), trâu đạt 3,2 triệu con, dê- cừu đạt 1,8 triệu con và gia cầm đạt 380 triệu con. Phấn đấu tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30-35% vào năm 2010. Phấn đấu đưa mức sản xuất thịt hơi các loại đạt 4,25 triệu tấn, bình quân là 50kg thịt hơi/người; sản xuất trứng đạt 7 tỷ quả, nâng mức sản xuất sữa tươi đạt 350 ngàn tấn; sản xuất mật ong đạt 35 ngàn tấn; sản xuất tơ đạt 1.450 tấn. Phấn đấu tổng công suất của nhà máy thức ăn trong cả nước đạt 8 triệu tấn.

Để đạt được kết quả như vậy, ngành đưa ra những kiến nghị đáng chú ý như: đề nghị Nhà nước không thu thuế giá trị gia tăng đối với các tổ chức cá nhân nhập giống vật nuôi cụ kị, ông bà vào nước ta, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn như ngô giảm xuống 0%, lysin và các chất phụ gia khác giảm xuống còn 5%. Giảm thuế lợi tức xuống còn 20%, miễn thuế nông nghiệp, thuế thu nhập trong vòng 5 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân thuê đất xây dựng trại chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc xí nghiệp chế biến thịt, sữa...

bannhanong.vietnetnam.net (29/3/2006)

(Nguồn:Sggpol)


° Các tin khác
• ĐBSCL: Tôm chết trên diện rộng.
• Đầu tư 400 triệu đồng dự án trồng lúa kết hợp nuôi tôm.
• Đầu tư 400 triệu đồng dự án trồng lúa kết hợp nuôi tôm.
• Tây Nam bộ:Cua biển hồi sinh!
• Sản xuất thành công văcxin H5N1.
• Giá nghêu tăng... 15 lần.
• Kiên quyết gải tỏa lồng bè nuôi cá trong hồ Dầu Tiếng.
• Phát triển nguồn lợi thuỷ sản: Từ hồ Trị An nhìn lại hồ Dầu Tiếng.
• Chữa bệnh đốm trắng cho tôm bằng tỏi.
• Phát triển đàn bò phải theo lợi thế đồng cỏ.
•  5 bộ ngành kiểm tra tình hình nhập lậu gia cầm.
•  H5N1 ít có khả năng lây từ người sang người .
• Vẫn chưa có đầu ra cho cá sấu .
• Cargill mở rộng đầu tư tại VN.
• Phát triển ồ ạt nuôi bò thịt: Mừng hay lo?
• Những
• Nông dân nuôi bò sữa:mỗi người mỗi cảnh khóc- cười!.
• Trị giun ký sinh trong mắt vật nuôi.
• Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
• Cúm gia cầm: tiếp tục lan rộng!
• Đan Mạch hỗ trợ 4,1 triệu USD phát triển khu bảo tồn biển VN.
• An Giang: nuôi lươn mùa nghịch: hiệu quả gấp đôi.
• An Giang :Chỉ còn hơn 600 lồng bè nuôi cá tra, ba sa.
• Giá cá tra tăng, người nuôi lại lo!
• Trung quốc xác nhận vi rút cúm gia cầm biến dị.
• Việt Nam được chọn thử nghiệm điều chỉnh phác đồ điều trị cúm bằng Tamiflu
• Tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát .
• Khắc phục tình trạng thiếu cá ba sa, cá tra nguyên lệu.
• Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cá thịt trắng của Việt Nam.
• Dùng thuốc nam trị kiết lị ở trâu, bò.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb