Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

H5N1 ít có khả năng lây từ người sang người .

Virus H5N1 có khuynh hướng khu trú vào bên trong các tế bào nằm sâu trong phổi hơn là ở đường hô hấp trên như các virus cúm ở người khác, do đó nó không có khả năng lây lan từ người sang người cao như cảnh báo, theo 2 nghiên cứu mới đây.

Phát hiện này có thể giúp giải thích vì sao sự lây lan từ người sang người của virus cúm gia cầm không diễn ra trong thời gian qua, và cũng có thể sẽ không diễn ra trong tương lai, thông tin trên trang Forbes.com hôm qua (22-3) cho biết.

Kể từ năm 2003 đến nay, virus H5N1 đã được phát hiện tại châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông, khiến hàng chục triệu gia cầm nuôi bị giết bỏ và làm thiệt mạng 103 người trên toàn thế giới thông qua con đường lây lan từ gia cầm sang người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại nó có thể biến thể thành một dạng có thể dễ dàng lây từ người sang người, làm tăng thêm mối lo ngại về đại dịch ở người có thể bùng phát trên toàn thế giới.

Một trong hai nghiên cứu trên do các nhà khoa học tại Trường ĐH Wisconsin (Mỹ) và Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) thực hiện. Theo đó, H5N1 ít gắn kết với các tế bào ở đường hô hấp trên mà xâm nhập vào sâu hơn, vào phổi, khiến cho nó khó lây lan cũng như khó điều trị một khi đã nhiễm ở người.

Ngược lại, các virus cúm thường gặp ở người lại có khuynh hướng gắn kết với các tế bào đường hô hấp trên, khiến cho mỗi lần người bệnh ho hay hắt hơi, các chất dịch từ các khu vực này dễ bắn vào không khí làm cho nó dễ dàng lây lan từ người sang người.

Ở nghiện cứu thứ hai, các nhà khoa học tại Trường ĐH Rotterdam cũng phát hiện virus cúm gia cầm “thích” các thụ quan trên các tế bào nằm sâu trong phổi hơn và tránh không gắn kết với các tế bào ở đường hô hấp trên.

Kết quả từ hai nghiên cứu này cho thấy khả năng lây lan từ người sang người của H5N1 là không cao, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, bất kỳ một biến thể hay một loạt các biến thể nào khiến cho H5N1 thay đổi cũng có thể khiến điều này xảy ra.

Nguồn:TTO -bannhanong.vietnetnam.net (24/03/2006)

 


° Các tin khác
• Vẫn chưa có đầu ra cho cá sấu .
• Cargill mở rộng đầu tư tại VN.
• Phát triển ồ ạt nuôi bò thịt: Mừng hay lo?
• Những
• Nông dân nuôi bò sữa:mỗi người mỗi cảnh khóc- cười!.
• Trị giun ký sinh trong mắt vật nuôi.
• Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
• Cúm gia cầm: tiếp tục lan rộng!
• Đan Mạch hỗ trợ 4,1 triệu USD phát triển khu bảo tồn biển VN.
• An Giang: nuôi lươn mùa nghịch: hiệu quả gấp đôi.
• An Giang :Chỉ còn hơn 600 lồng bè nuôi cá tra, ba sa.
• Giá cá tra tăng, người nuôi lại lo!
• Trung quốc xác nhận vi rút cúm gia cầm biến dị.
• Việt Nam được chọn thử nghiệm điều chỉnh phác đồ điều trị cúm bằng Tamiflu
• Tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát .
• Khắc phục tình trạng thiếu cá ba sa, cá tra nguyên lệu.
• Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cá thịt trắng của Việt Nam.
• Dùng thuốc nam trị kiết lị ở trâu, bò.
• Cách phòng trừ bệnh lở mồm long móng.
• Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi.
• Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb