Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Phát triển ồ ạt nuôi bò thịt: Mừng hay lo?

Cách đây chưa lâu, với chương trình phát triển đàn bò sữa có tỉnh bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!

Chưa bao giờ tổng đàn bò thịt lại tăng ồ ạt như hiện nay và cũng chưa bao giờ các địa phương lại dùng chính sách mạnh nhằm đẩy đàn bò thịt tăng với tốc độ cơn lốc... Việc tăng đàn đó, tất nhiên là tín hiệu đáng mừng song các chuyên gia cũng cảnh báo rằng phát triển bò thịt ở ta có dấu hiệu không bền vững. Dễ thấy nhất là vài năm nay giống bò trở nên quá đắt, bò cái giống lai sind hay lai Zêbu tốt có lúc tới 14-15 triệu đồng/con. Thế là người ta đổ xô vào nuôi bò giống, với tâm lý chỉ cần bò mẹ đẻ cho một con bê cái để làm giống thì coi như lãi một nửa. Việc dân ồ ạt tìm mua bò giống để phát triển đàn bò đã làm một số lãnh đạo địa phương ngộ nhận cần phát triển thật nhanh đàn bò thịt. Và nhiều nơi không có lợi thế vẫn dùng chính sách "kích" nông dân nuôi bò... giống như việc phát triển bò sữa vài năm trước mà không biết rằng chúng ta đang thiếu trình độ, thiếu giống tốt và đặc biệt đánh giá không đúng về thị trường bò thịt giống!

Trước khi nói về thị trường bò thịt giống, chúng tôi xin nhắc lại "cơn sốt" giống bò sữa 3- 4 năm trước. Lúc đó giá bò sữa F2 lai tạo trong nước có giá tới 25 triệu đồng/ con, giá bò sữa nhập ngoại còn cao hơn. Giá bò sữa cao đến mức các chuyên gia giỏi tính đến mấy cũng không thể cắt nghĩa được với mức giá giống như thế thì đến bao giờ người chăn nuôi mới khấu hao được lượng tiền mua giống bỏ ra ban đầu, nếu bò chỉ dùng cho việc vắt sữa. Người nông dân thì không cần biết khấu hao là gì, đơn giản là mua một con bò sữa đắt mấy cũng được, miễn là một vài năm sau nó đẻ cho một "cô" bò thì coi như lãi một nủa. Điều nguy hiểm là nhiều địa phương cũng không nhìn ra sự vô lý từ giá bò sữa như vậy nên vẫn ồ ạt ra hàng loạt chính sách tăng đàn bò sữa, đẩy nông dân vào thế vay vốn mua nuôi bò sữa lấy được. Điều ít ai ngờ là chỉ sau đó vài năm, giá bò sữa bỗng tụt thảm hại, từ chỗ 20- 25 triệu đồng xuống còn trên dưới 10 triệu đồng/con, đúng với giá trị thực của nó. Thế là người nuôi bò sữa lỗ nặng.

Nhắc chuyện con bò sữa để cảnh tỉnh việc phát triển bò thịt hiện tại, trong bối cảnh giá bò giống quá cao, thậm chí phi lý! So với đỉnh điểm tháng 4/2005 là lúc giá giống bò thịt "sốt" nhất với mức 12-15 triệu đồng/bò cái lai thì nay bò giống có hạ đôi chút xuống ở mức 8-12 triệu đồng/con. Giá giống như thế vẫn quá đắt. Các chuyên gia nhận định khả năng đến cuố1 2006 giá bò sẽ giảm khoảng 20% nữa lúc đó thị trường bò giống mới dần đi vào ổn định. Theo chúng tôi nhận định như thế là có cơ sở. Tuy nhiên vừa qua, do chính sách trợ giá của địa phương nên không ít hộ đầu tư vay vốn mua hàng chục bò cái giống hy vọng kiếm lãi lớn thì nay với diễn biến thị trường phức tạp những hộ đầu tư nuôi bò (hoặc có ý định đầu tư) cần phải hết sức cẩn trọng. Cẩn trọng vì thị trường hiện nay là thị trường mở, chưa nói sắp tới chúng ta gia nhập WTO thì cánh cửa thị trường sẽ mở toang theo đó nếu giá thịt bò trong nước quá đắt ngay lập tức có thịt bò ngoại chất lượng và giá rẻ tràn vào. Chúng ta chưa vào WTO nhưng nếu nhập thịt bò từ các nước ASEAN về, bò loại đặc biệt với tỷ lệ thịt 46% thì giá thành cũng chỉ 20.000-22.000 đ/kg, thấp hơn cả giá thịt bò trong nước. Trong khi thịt bò của ta chỉ đạt 38% tỷ lệ thịt, bò xấu chỉ đạt 35%, mà giá lại đắt hơn so với thịt bò nhập khẩu nên áp lực hạ giá rất lớn. Khi giá thịt bò hạ nghĩa là con bò thịt phải hạ, có thể chỉ còn trên dưới 3 triệu đồng/con như trước đây, nên không lý do gì bò giống có thể đắt mãi được.

Vấn đề đặt ra là nếu giá bò hạ thì liệu có gây sự khủng hoảng trong việc phát triển chăn nuôi bò thịt? PGS.TS Nguyễn Đăng Vang-Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, có thể có khủng hoảng nhưng hy vọng là nhỏ lẻ, không đáng kể. Tất nhiên với những người kinh doanh bò giống thịt có thể bị lỗ, nếu giống hạ quá nhanh. Trong SX KD đều phải tính kỹ diễn biến thị trường trước khi nhìn đến lợi thế của mình. Kỵ nhất là sự võ đoán. Người nông dân ta đã có những tính toán sai trong việc dự đoán giá giống bò sữa thì nay với giống bò thịt tăng cao chúng ta cần thiết phải cảnh tỉnh họ. ở huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An có hộ thậm chí vay 300 triệu đồng để mua bò cái giống (theo dự án của tỉnh) vời giá cao trên 10 triệu đồng/con. Nếu giá giống ổn định ở mức cao, có thể các ông chủ đó sẽ có một món hời lớn khi bò mẹ liên tục đẻ ra những con bê giống, nhưng giả sử giá giống bỗng hạ nhanh thì không loại trừ các ông chủ lại thành...chủ nợ. Cảnh tỉnh lớn nhất là nhiều tỉnh đang tỏ ra sốt sắng phát triển tăng đàn bò lấy được, có tỉnh ra hẳn Nghị quyết phát triển bò thịt và sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để thực hiện. Dường như việc đầu tư phát triển bò sữa quá mạnh tay dẫn đến thất bại ở nhiều nơi là bài học nhãn tiền mới đây vẫn không được rút kinh nghiệm. Việc cung cấp tinh bò tốt miễn phí, cung cấp bình nitơ, đào tạo tập huấn, thiến bò đực cóc, thụ tinh nhân tạo miễn phí, rồi hỗ trợ trồng cỏ...cho dân là hợp lý, song không dừng lại ở đó, các tỉnh lại còn thêm chính sách hỗ trợ mua bò đực giống giá cao, rồi hỗ trợ lãi suất vốn vay...Ví dụ tại Thanh Hoá, dân nuôi 1 con bò đực giống được hưởng 5- 6 triệu đồng; trâu bò cái các huyện xã nếu tổ chức mua từ tỉnh ngoài chuyển về có xác nhận của nơi mua bán thì cũng được hưởng hỗ trợ 100% lợi suất vay ngân hàng trong thời gian 12 tháng với mức vay 8 triệu đồng/con. Hoặc như Bắc Kạn có chính sách hỗ trợ nuôi trâu bò đực giống 600.000/năm; hỗ trợ 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu (với giá mua tới 14- 15 triệu đồng/con, người dân mua 1 con bò đực giống được hưởng 10 triệu đồng). Tỉnh này đặt nhu cầu cần 1.140 bò đực giống, phải hỗ trợ mất 11,4 tỷ đồng. Rồi hỗ trợ thức ăn, hỗ trợ 100% giống cỏ trồng trong năm đầu tiên, dự kiến trồng 1.500 ha cỏ... Tóm lại để phát triển bò thịt nhân dân Bắc Kạn phải bỏ ra 333 tỷ, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 110 tỷ đồng. Bắc Kạn là một tỉnh nghèo vào loại nhất nước mà vẫn "chịu chơi" khi có ý định bỏ ra 110 tỷ để hỗ trợ nông dân phát triển bò thịt ,đủ biết tỉnh quyết tâm cho chương trình này thế nào!

Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thì khi giá giống bò quá cao mà thúc đẩy mạnh việc phát triển đàn bò, nhất là dùng chính sách hỗ trợ để dân "nhắm mắt" mua bò giá cao về nuôi trong bối cảnh thị trường bất ổn là điều không nên làm, bài toán nuôi bò kiểu ấy chẳng khác gì đánh bạc!

Nguồn:VCN/NNVN-bannhanong (22/3/2006)


° Các tin khác
• Những
• Nông dân nuôi bò sữa:mỗi người mỗi cảnh khóc- cười!.
• Trị giun ký sinh trong mắt vật nuôi.
• Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung.
• Cúm gia cầm: tiếp tục lan rộng!
• Đan Mạch hỗ trợ 4,1 triệu USD phát triển khu bảo tồn biển VN.
• An Giang: nuôi lươn mùa nghịch: hiệu quả gấp đôi.
• An Giang :Chỉ còn hơn 600 lồng bè nuôi cá tra, ba sa.
• Giá cá tra tăng, người nuôi lại lo!
• Trung quốc xác nhận vi rút cúm gia cầm biến dị.
• Việt Nam được chọn thử nghiệm điều chỉnh phác đồ điều trị cúm bằng Tamiflu
• Tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát .
• Khắc phục tình trạng thiếu cá ba sa, cá tra nguyên lệu.
• Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cá thịt trắng của Việt Nam.
• Dùng thuốc nam trị kiết lị ở trâu, bò.
• Cách phòng trừ bệnh lở mồm long móng.
• Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi.
• Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb