Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nuôi

Tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát .

Thủ tướng Chính phủ đã có Điện khẩn số 441/TTg-NN(17/3/2006) gởi UBND các  tỉnh,thành  phố trực thuộc Trung ương; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thương mại, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa-Thông tin; Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm; Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người... để chỉ đạo tiếp tục phòng chống dịch cúm gia cầm tái phát. Nội dung bức điện như sau:

Ba tháng qua, dịch cúm gia cầm đã được khống chế trên phạm vi cả nước, nhưng một số địa phương đã có tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch; việc phát hiện, giám sát dịch bệnh từ cơ sở, việc kiểm soát vận chuyển, lưu thông, buôn bán, giết mổ gia cầm, đặc biệt là vận chuyển, lưu thông buôn bán gia cầm qua biên giới không chặt chẽ; việc triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm năm 2006 còn chậm đang là nguy cơ để tái phát dịch cúm gia cầm và xảy ra dịch cúm A (H5N1) ở người. Để khắc phục ngay tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành chức năng phải tập trung chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 239/TTg-NN ngày 10 tháng 2 năm 2006 và của cơ quan chuyên môn, trong đó đặc biệt lưu ý:

a) Tăng cường chỉ đạo, giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch, khử trùng triệt để khu vực chuồng trại, đặc biệt là tại các khu chăn nuôi nhỏ lẻ, các vùng có ổ dịch cũ, có nguy cơ cao. Phối hợp các lực lượng và phát động toàn dân triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh, không để dịch cúm gia cầm tái phát.

b) Phối hợp chặt chẽ các lực lượng hải quan, quản lý thị trường, thú y, bộ đội biên phòng để kiểm soát việc nhập khẩu, mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; xử lý thật nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp nhập lậu.

2. Tổ chức thực hiện tốt chiến dịch tiêm vắc-xin phòng dịch cúm gia cầm năm 2006 trên phạm vi cả nước:

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm vắc-xin phòng dịch cúm gia cầm; tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động lực lượng, bố trí kinh phí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và yêu cầu chủ chăn nuôi gia cầm có trách nhiệm thực hiện chiến dịch tiêm phòng vắc xin trên địa bàn, đảm bảo đúng thời gian quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo và kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo doanh nghiệp được chỉ định nhập khẩu, cung cấp vắc xin phải đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, tiến độ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương tiếp nhận vắc xin phục vụ công tác tiêm phòng kịp thời.

Phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm tổ chức các đoàn đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức tiêm phòng vắc xin tại các địa phương, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

c) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động và phối hợp chặt chẽ việc theo dõi, giám sát dịch tễ trong quá trình tiêm phòng và sau tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm, bảo đảm an toàn cho gia cầm và sức khỏe cộng đồng.

d) Bộ Văn hóa-Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền và có chương trình, kế hoạch tuyên truyền tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm để đạt hiệu quả cao.

Nguồn:TTXVN-bannhanong.vietnetnam.net (20/3/2006)


° Các tin khác
• Khắc phục tình trạng thiếu cá ba sa, cá tra nguyên lệu.
• Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cá thịt trắng của Việt Nam.
• Dùng thuốc nam trị kiết lị ở trâu, bò.
• Cách phòng trừ bệnh lở mồm long móng.
• Sử dụng thuốc sát trùng trong chăn nuôi.
• Kinh nghiệm dùng vacxin trong chăn nuôi gia cầm.
• Cách ủ chua lá sắn làm thức ăn gia súc.
• Đàn gà đang khôi phục nhanh, đàn bò sữa giảm mạnh ở Bình Định.
• Gia cầm sống hút hàng,giá thị trường tăng mạnh.
•  Mỹ đã xác định được biến đổi gene của virus H5N1.
• Yêu cầu ngưng ký quĩ 100% đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ.
• Nguy cơ cúm A (H5N1) quay trở lại từ nguồn gia cầm trôi nổi.
• Nuôi ngọc trai nước ngọt: nghề lắm công phu?
• Năm 2006, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung.
• Tập huấn nông dân Thái Bình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính.
• Phát triển mô hình nuôi lươn bể cạn tại Vĩnh Long.
• Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006.
• Món cá hồi Sa Pa hấp dẫn khách du lịch.
• Thử nghiệm mô hình nuôi cừu thịt ở Ninh Bình.
• Phát triển đồng cỏ để đẩy mạnh chăn nuôi gia súc.
• Đề nghị thuế xuất 0% cho da cá sấu và trăn gây nuôi.
• Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản.
• Vắcxin Trovac AIV H5 phòng cúm gia cầm hiệu quả.
• Phương pháp xác định sớm virút cúm gia cầm biến thể.
• Nhiều địa phương nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm.
• Đồng Tháp: Mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh.
• Khuyến khích nuôi cá thác lác trên diện rộng.
• Tp HCM đề nghị ngưng nuôi gia cầm đến 2007?
• Giải pháp trồng,chế biến,dự trử cỏ cho bò.
• Hà Tây: phát triển mạnh nghề nuôi ba ba.

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb